xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tập trung xây mới 4.500 phòng học

ĐẶNG TRINH

Đề án thực hiện chỉ tiêu 4.500 phòng học là một nhiệm vụ rất cấp thiết, đáp ứng yêu cầu giáo dục - đào tạo của TP HCM

Tại TP HCM, do tốc độ tăng dân số cơ học hằng năm, ngoại trừ một số trường thực hiện theo mô hình trường tiên tiến với yêu cầu sĩ số 35 học sinh (HS)/lớp thì việc thực hiện sĩ số 35 HS/lớp là rất khó khăn, nhất là các địa phương như quận 12, Gò Vấp, Bình Tân, huyện Bình Chánh, TP Thủ Đức…

Tại quận Bình Tân, địa phương có số HS tăng khổng lồ hằng năm, theo báo cáo của Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) quận, năm học 2024-2025 có 124.237 em, tăng 3.455 em so với năm học trước. Số HS tăng dần đều qua các năm khiến hệ thống trường lớp quá tải. Riêng ở bậc tiểu học, năm học 2024-2025 tại quận có 54.771 em, trong đó, 53.621 em học trường công lập và 1.150 em học trường ngoài công lập.

Tập trung xây mới 4.500 phòng học- Ảnh 1.

Ông Ngô Văn Tuyên, Trưởng Phòng GD-ĐT quận Bình Tân, cho biết trong 10 năm trở lại đây, năm học 2024-2025 là năm quận có nhiều phòng học mới nhất được đưa vào sử dụng, với 7 trường học, gồm 5 trường tiểu học, 1 trường mầm non và 1 trường THCS, với 204 phòng học. Năm học 2025-2026, địa phương có thêm 9 trường đưa vào hoạt động. Nhờ có thêm các phòng học mới, quận mới có thể giảm sĩ số HS/lớp ở bậc tiểu học, riêng cấp THCS duy trì ổn định sĩ số 45 HS/lớp so với năm học trước.

Theo Sở GD-ĐT TP HCM, trung bình hằng năm, mỗi bậc học ở thành phố tăng 10.000 - 15.000 HS. Tổng số phòng học của thành phố tính đến năm 2022 là 47.623. Xét theo tiêu chuẩn của ngành GD-ĐT, thành phố còn thiếu 5.000 phòng học. Nếu xét theo mục tiêu 300 phòng học/vạn dân trong độ tuổi đi học vào năm 2025, thành phố còn thiếu 8.000 phòng học. Lãnh đạo Sở GD-ĐT cho rằng tình trạng thiếu trường lớp dẫn đến việc dồn HS, nhất là khối tiểu học; quy mô sĩ số từ 45 HS/lớp trở lên khá phổ biến. Điều này hạn chế phần nào công tác quản lý và chất lượng giảng dạy; chưa kể điều kiện về sân chơi, bãi tập, thư viện đều thiếu thốn. Việc gia tăng HS dẫn đến tăng cán bộ, giáo viên, nhân viên và tăng biên chế cũng làm tăng nguồn chi của ngân sách.

Tháng 3-2024, UBND TP HCM đã có quyết định phê duyệt Đề án xây dựng 4.500 phòng học chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Theo UBND thành phố, xác định GD-ĐT là động lực quan trọng để phát triển bền vững, TP HCM đã không ngừng đổi mới căn bản công tác quản lý cũng như đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ phương pháp, nội dung chương trình học; từng bước hiện đại hóa cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật. Do vậy, việc xây dựng, triển khai Đề án thực hiện chỉ tiêu 4.500 phòng học là một nhiệm vụ rất cấp thiết, đáp ứng yêu cầu GD-ĐT của thành phố.

Quyết định của UBND TP HCM cho biết qua rà soát, tổng nhu cầu đề xuất đầu tư từ ngân sách giai đoạn 2023-2025 gồm 277 dự án với mức đầu tư khoảng hơn 32.200 tỉ đồng, xây mới 5.934 phòng học. Các dự án không thực hiện đầu tư công sẽ đưa vào danh mục kêu gọi đầu tư bằng nhiều hình thức. Trong đó, thực hiện thí điểm đầu tư 3 dự án theo hình thức đối tác công - tư (PPP). Trên cơ sở đề xuất của TP Thủ Đức và 21 quận, huyện, toàn thành phố dự kiến có 110 dự án với quy mô 2.638 phòng học, vốn dự kiến 541.052 tỉ đồng thực hiện kêu gọi xã hội hóa. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo