xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thanh tra giao thông được phép dừng xe trường hợp nào?

THU HỒNG

(NLĐO)- Trước đó, Thanh tra Bộ GTVT nhận được đề nghị của một số Thanh tra Sở GTVT tỉnh, thành về hướng dẫn hoạt động thanh tra, kiểm tra chuyên ngành, xử phạt vi phạm hành chính và thẩm quyền dừng phương tiện...

Thanh tra Sở Giao thông vận tải (GTVT) được phép dừng phương tiện giao thông trong các trường hợp cấp thiết. 

Đây là thông tin được nêu trong văn bản của Thanh tra Bộ GTVT gửi đến Thanh tra Sở GTVT các tỉnh, thành phố hướng dẫn việc thực hiện thanh, kiểm tra và thẩm quyền dừng phương tiện. 

Trước đó, Thanh tra Bộ GTVT nhận được đề nghị của một số Thanh tra Sở GTVT tỉnh, thành về hướng dẫn hoạt động thanh tra, kiểm tra chuyên ngành, xử phạt vi phạm hành chính và thẩm quyền dừng phương tiện của Thanh tra đường bộ sau khi Thông tư 02/2014/TT-BGTVT hết hiệu lực vào ngày 1-3-2024.

Thanh tra giao thông được phép dừng xe trường hợp nào?- Ảnh 1.

Thanh tra giao thông được phép dừng phương tiện trong trường hợp khẩn cấp

Về hoạt động thanh tra, kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính, Thanh tra Bộ GTVT cho biết vẫn thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra và quy định khác có liên quan.

Cụ thể, ngoài hoạt động thanh tra theo quy định của pháp luật, Thanh tra Sở GTVT còn thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định hoặc được cấp có thẩm quyền giao như xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng…

Đối với hoạt động kiểm tra, đây là nhiệm vụ của Thanh tra Sở thực hiện do cấp có thẩm quyền giao; pháp luật về thanh tra không quy định về thầm quyền, trình tự, thủ tục về hoạt động kiểm tra của Thanh tra Sở. Do đó, Thanh tra Sở căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao và chỉ đạo của cấp có thẩm quyền để triển khai hoạt động kiểm tra trong lĩnh vực GTVT.

Trong quá trình thanh, kiểm tra nếu phát hiện hành vi vi phạm thì xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thầm quyền xử lý.

Riêng thẩm quyền dừng phương tiện đường bộ, Bộ GTVT cho rằng hiện nay Luật Giao thông đường bộ 2008 đang có hiệu lực thi hành. Tại điểm a, khoản 2, Điều 86 thì Thanh tra đường bộ có nhiệm vụ vả quyền hạn: Thanh tra, phát hiện, ngăn chặn và xử phạt vi phạm hành chính trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

Đặc biệt, trường hợp cấp thiết, để kịp thời ngăn chặn hậu quả có thể xảy ra đối với công trình đường bộ, Thanh tra được phép dừng phương tiện giao thông và yêu cầu người điều khiển phương tiện thực hiện các biện pháp để bảo vệ công trình theo quy định và phải chịu trách nhiệm về quyết định đó.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo