Cây đinh hương có nguồn gốc từ Indonesia. Hoa được hái trước khi tàn và được phơi khô cho tới khi có màu nâu sậm. Có tính kháng khuẩn và gây tê nên đinh hương được sử dụng cho các cơn đau do sâu răng. Nhiều dân tộc có thói quen ngậm đinh hương cả ngày. Người Tunésie uống trà có đinh hương để làm ấm cơ thể.
Mẹo vặt: ghim vài tay đinh hương vào một trái cam và treo cam lên giữa phòng để làm thơm không khí trong nhà.
Cây quế có nguồn gốc từ Sri Lanka. Vỏ cây quế được sử dụng thô hoặc dưới dạng bột trong tất cả các món ăn từ Âu sang Á. Đây cũng là gia vị chính để tạo hương thơm cho rượu và có thể kết hợp một cách tuyệt vời với mật ong. Quế giúp kích thích hệ hô hấp và tiêu hóa. Được sử dụng để phòng ngừa cảm cúm, chống đỡ với các rối loạn chuyển hóa ruột và có tác dụng đối với hệ thần kinh.
Mẹo vặt: ăn một hũ yaourt có rắc ít bột quế vào mỗi bữa ăn, có thể giúp đốt cháy mỡ thừa và giảm cân.
Nhục đậu khấu có nguồn gốc từ Indonesia. Hạt thường được mài nhuyễn khi sử dụng cho các món ăn mặn hay ngọt. Nhục đậu khấu được người xưa sử dụng để chống lại các vấn đề về hô hấp và phong thấp, kích thích ngon miệng, có tính sát khuẩn, kích thích tuần hoàn và hệ thần kinh.
Mẹo vặt: đối với rau củ kém tươi, bạn có thể cho vào nước luộc một nhúm nhục đậu khấu, vừa làm tươi và tăng thêm hương vị.
Thảo quả thuộc họ gừng. Quả chín phơi hay sấy khô được sử dụng trong các món mặn. Thảo quả có mùi đặc biệt kết hợp giữa mùi long não, tiêu và chanh. Thảo quả giúp tiêu hóa những bữa ăn thịnh soạn, hoặc làm thơm thức uống nóng và xoa dịu các cơn đau dạ dày.
Mẹo vặt: khi sử dụng thảo quả, bạn phải đập bể vỏ để cho các hạt nhỏ bên trong rơi ra. Khi nấu nên đảo xơ hạt trên chảo nóng để tỏa hết hương vị.
Cây đại hồi hay đại hồi hương có nguồn gốc từ Trung Quốc. Theo một số nghiên cứu, đại hồi tính năng chống nôn, trừ đau bụng, chướng hơi, đau nhức tê thấp và giải độc.
Mẹo vặt: cho ít tai đại hồi vào chảo nóng và rang thơm. Mở tất cả các cửa phòng cho mùi hương bay tỏa để xua đuổi mùi ẩm thấp và sát khuẩn.
Bình luận (0)