xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thế giới đón nguyệt thực

Phương Võ

Kỳ nguyệt thực sẽ diễn ra từ 0 giờ 24 phút đến 6 giờ ngày 16-6 (giờ Việt Nam), trong đó nguyệt thực toàn phần bắt đầu lúc 2 giờ 24 phút và kéo dài 100 phút

Hiện tượng nguyệt thực toàn phần đầu tiên của năm nay sẽ kéo dài khác thường, trở thành một “bữa tiệc” trên trời hiếm hoi cho những người yêu thích thiên văn khắp thế giới.

Dài nhất từ năm 2000

Nếu điều kiện thời tiết cho phép, người dân khắp thế giới, trừ Bắc Mỹ, sẽ lần lượt được chứng kiến hiện tượng nguyện thực toàn phần kéo dài khoảng 100 phút từ đêm 15-6 cho đến rạng sáng 16-6 (giờ địa phương). 
Riêng những người tại Đông Phi, Trung Á, Trung Đông và Tây Âu có thể chứng kiến trọn vẹn hiện tượng  này từ đầu đến cuối. Lần cuối cùng bóng tối của trái đất che khuất hoàn toàn mặt trăng lâu hơn thế là vào tháng 7-2000, khi nguyệt thực toàn phần kéo dài 107 phút. Tính trong 100 năm qua, đây là kỳ nguyệt thực toàn phần dài thứ 4.

img

Hiện tượng nguyệt thực diễn ra trên bầu trời thành phố Mexico City (Mexico) hôm 21-12-2010. Ảnh: REUTERS

Báo The Christian Science Monitor (Mỹ) cho biết kỳ nguyệt thực sẽ bắt đầu lúc 0 giờ 24 phút ngày 16-6 (giờ Việt Nam). Nguyệt thực toàn phần bắt đầu khoảng 2 giờ sau đó và đạt cực đại vào lúc 3 giờ 12 phút.
Toàn bộ kỳ nguyệt thực sẽ kết thúc lúc 6 giờ. Những người quan sát tại châu Âu sẽ bị lỡ phần đầu của kỳ nguyệt thực do nó xảy ra trước khi mặt trăng lên. Trong khi đó, khu vực Đông Á và Đông Úc sẽ không xem được những giai đoạn cuối, vốn xảy ra sau khi mặt trăng lặn. Một số vùng ở Nam Mỹ sẽ có thể nhìn thấy mặt trăng bị che khuất hoàn toàn. Không như nhật thực, người xem có thể quan sát nguyệt thực bằng mắt thường.

Cơ hội thứ hai

Theo hãng tin AP, nguyệt thực xảy ra khi mặt trăng đi vào vùng bóng tối của trái đất. Khi đó, trái đất nằm giữa mặt trời và mặt trăng, cản ánh sáng mặt trời chiếu đến mặt trăng.  Nguyệt thực toàn phần xảy ra khi mặt trăng đi sâu hơn vào vùng bóng tối của trái đất và bị che khuất hoàn toàn. Khi đó, mặt trăng sẽ dần dần thay đổi màu, chuyển từ màu bạc sang cam hoặc đỏ.
Lý do là một số ánh sáng mặt trời gián tiếp vẫn vươn tới mặt trăng sau khi đi qua bầu khí quyển của trái đất, vốn khuếch tán ánh sáng màu xanh. Chỉ những ánh sáng đỏ mới đến được mặt trăng khiến nó có màu đỏ.

Dù vậy, không dễ dự đoán màu chính xác của mặt trăng khi xảy ra nguyệt thực do màu của nó còn phụ thuộc vào số lượng bụi và mây trong bầu khí quyển khi xảy ra nguyệt thực. Hiện tượng nguyệt thực thường kéo dài vài giờ, trong khi nhật thực chỉ diễn ra trong vài phút. Fred Espenak, chuyên gia của Cơ quan Hàng không và Không gian Mỹ tại Trung tâm Bay vũ trụ Goddard ở bang Maryland (Mỹ), cho biết do mặt trăng sẽ đi qua gần tâm của bóng tối trái đất nên nguyệt thực toàn phần lần này sẽ dài hơn thường lệ.

Những ai không thưởng thức được nguyệt thực toàn phần nói trên sẽ có thêm một cơ hội nữa trong năm nay. Kỳ nguyệt thực toàn phần tiếp theo sẽ diễn ra vào ngày 10-12 với khu vực quan sát tốt nhất là châu Á và Úc.
Mặt trăng sẽ bị che khuất hoàn toàn trong 51 phút. Tại Mỹ, chỉ có người dân một số khu vực như Hawaii và vùng Tây Bắc Thái Bình Dương được nhìn thấy hiện tượng này. Phần còn lại của nước Mỹ sẽ phải đợi tới ngày 15-4-2014 mới có dịp thưởng thức nguyệt thực toàn phần. Lần nguyệt thực toàn phần gần đây nhất mà người Mỹ chứng kiến diễn ra hôm 21-12-2010.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo