Tại TPHCM: Trận mưa kéo dài từ 20 giờ đến hơn 22 giờ gây bất lợi cho nhiều người đón chờ nguyệt thực. Tuy nhiên, đến sau 24 giờ, trời bớt mây, nhiều người có thể thấy hình ảnh mảnh trăng từ từ đi vào vùng tối. Khi trăng đi gần hết vào vùng tối khoảng gần 1 giờ 30 phút, ánh đỏ xuất hiện rõ dần, tựa như “mặt trăng máu”.
1 giờ 28 phút, trăng bắt đầu đi vào vùng tối. Ảnh: fairydream
1 giờ 35 phút, trăng đã bị khuyết gần 1 nửa. Ảnh: fairydream
Chùm ảnh nguyệt thực tại TPHCM từ 4 giờ 37 phút đến 5 giờ 8 phút rạng sáng 16-6. Ảnh: NHẤT PHƯƠNG
Ảnh: CLB Thiên văn Nghiệp dư TPHCM
Ảnh: CLB Thiên văn Nghiệp dư TPHCM
Tại Đà Nẵng: Người dân Đà Nẵng nhìn thấy hiện tượng “mặt trăng máu” khá rõ nét do trời quang.
Tại sao mặt trăng lại chuyển sang màu ửng đỏ mà không phải là tối đen khi nguyệt thực toàn phần? Điều này được giải thích vì ngay cả khi Trái đất chặn các tia từ mặt trời, thì ánh sáng mặt trời vẫn rẽ ra xung quanh rìa của Trái đất, và ánh sáng này được phản chiếu lên trên mặt trăng.
Ánh sáng từ mặt trời có thành phần bao gồm đủ các màu với các bước sóng khác nhau. Khi ánh sáng mặt trời đi xuyên qua lớp khí quyển Trái đất, các bước sóng ngắn như màu xanh, tím.. sẽ bị khí quyển hấp thụ gần như hoàn toàn, chỉ còn ánh sáng đỏ có bước sóng ánh sáng dài là có khả năng đâm xuyên mạnh nhất đi qua. Đồng thời, bầu khí quyển Trái đất như là một thấu kính hội tụ khổng lồ làm cho ánh sáng đỏ đi xuyên qua có xu hướng lệch về trục chính của vùng bóng tối và ánh sáng này đã chiếu rọi mặt trăng khi nó đi qua vùng này. Do đó, ta thấy mặt trăng có màu đỏ khi diễn ra nguyệt thực.
Sự biến đổi của hiện tượng mặt trăng "máu". Ảnh: Khang G Nguyễn
Tại Hà Nội: Trời thủ đô mù mây và có mưa nên không quan sát được nguyệt thực.
Hà Nội mây mù rất khó để quan sát mặt trăng "máu". Ảnh: Cao Mạnh Tuấn
Diễn biến nguyệt thực toàn phần rạng sáng 16-6
0 giờ 24: Nguyệt thực nửa tối bắt đầu (mặt trăng chuyển sang màu đỏ nhạt)
1 giờ 22: Bắt đầu nguyệt thực một phần (một phần chuyển sang đỏ sẫm, tối)
2 giờ 22: Bắt đầu nguyệt thực toàn phần (toàn bộ mặt trăng thành đỏ sẫm, tối)
4 giờ 02: Nguyệt thực toàn phần kết thúc (chuyển sang giai đoạn một phần)
5 giờ 02: Kết thúc nguyệt thực một phần
Theo CLB Thiên văn nghiệp dư TPHCM |
Bình luận (0)