xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thể thao TP HCM - thời oanh liệt nay còn đâu! (*): Bài học định hướng của thể thao

Đào Tùng thực hiện

Phó Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao TP HCM Nguyễn Nam Nhân đã có những nhìn nhận cụ thể từng hạn chế và những chia sẻ về định hướng sắp tới của thể thao thành phố

Tại lễ tổng kết hoạt động ngành năm 2023, thể thao TP HCM được ghi nhận có nhiều thành tích ở các đại hội quốc tế. Tuy nhiên, nhiều bộ môn sa sút.

.Phóng viên: Trên bình diện quốc gia, thành tích thi đấu của nhiều bộ môn thể thao TP HCM có chiều hướng đi xuống. Đâu là nguyên nhân của sự sa sút này, thưa ông?

Thể thao TP HCM - thời oanh liệt nay còn đâu! (*): Bài học định hướng của thể thao- Ảnh 1.

 

- Phó Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao TP HCM NGUYỄN NAM NHÂN: Thể thao thành tích cao là một quá trình chuẩn bị dài hơi và quan trọng nhất là các điều kiện bảo đảm để phục vụ. Năm 2023, thể thao TP HCM ghi nhận, về bình diện chung có những môn vẫn trên đà phát triển, giữ vững thế mạnh nhờ tinh thần vượt khó và sự nỗ lực chung như TDDC, bóng đá nữ, đua thuyền, judo, bóng rổ, taekwondo… Với các môn sụt giảm thành tích, cụ thể ở các môn thi đấu tập thể như bóng đá, bóng chuyền… lại xuống dốc khi chuyển sang con đường chuyên nghiệp. Trong quá trình chuyển đổi, sự hỗ trợ xã hội đối với các môn này trở nên yếu và thiếu. Thiếu định hướng từ đầu của ngành, tiến trình chuyên nghiệp hóa trở nên khó khăn. Đó là bài học mà thể thao TP HCM phải nghiêm túc tiếp thu, từ đó có sự tham mưu định hướng cho cơ chế chuyên nghiệp hóa chung cho các môn, đặc biệt là việc tìm kiếm nguồn hỗ trợ dài hạn cho từng môn để có sự phát triển bền vững.

.Các yếu tố khách quan và chủ quan đóng vai trò gì trong sự chững lại của thể thao TP HCM, thưa ông?

- Về yếu tố khách quan, trên nền tảng phát triển kinh tế - xã hội chung của cả nước, song hành với sự quan tâm lĩnh vực TDTT ngày càng nhiều, khoảng cách trình độ lẫn sự đầu tư này ở các tỉnh, thành với TP HCM được thu hẹp dần.

Aerobic là một trong những môn thế mạnh được thể thao TP HCM duy trì Ảnh: NGỌC LINH

Aerobic là một trong những môn thế mạnh được thể thao TP HCM duy trì .Ảnh: NGỌC LINH

Về mặt chủ quan các điều kiện bảo đảm, đặc biệt là cơ sở vật chất, trang thiết bị của TP HCM xuống cấp, cũ kỹ, thiếu thốn, trong khi lực lượng HLV, VĐV các môn của thành phố tăng theo số lượng. Công tác huấn luyện thể thao là tổng hòa của khoa học thể thao, dinh dưỡng, y học và các điều kiện khác. Vì vậy, sự tăng trưởng vốn tỉ lệ thuận theo mức đầu tư đã trở thành yếu tố thiếu đồng bộ. Mặt khác, công tác định hướng và kế hoạch tổng thể cho sự phát triển lâu dài của thể thao thành phố còn nhiều hạn chế cũng là nguyên nhân chủ yếu.

Quan điểm của chính quyền và nhân dân TP HCM lâu nay là "Thành phố cùng cả nước, vì cả nước". Tính dàn trải, định hướng phục vụ nhu cầu chung của mọi tầng lớp nhân dân là điều không tránh khỏi với thể thao thành phố. Vì vậy, công tác định hướng, quy hoạch các môn thể thao trọng điểm chưa được quan tâm đúng mức, nhất là các môn thể thao Olympic, các môn thể thao được quần chúng nhân dân quan tâm, yêu thích và cũng là yếu tố làm cho thể thao TP HCM chưa phát triển xứng tầm với sự mong đợi.

.TP HCM nổi tiếng về chế độ bồi dưỡng, trợ cấp, phụ cấp, hỗ trợ tài năng… rất cao so với mặt bằng chung cả nước nhưng liệu có cần thêm chế độ đặc thù để "giữ chân" VĐV chủ chốt các bộ môn?

- Bóng đá hiện nay hoạt động theo cơ chế chuyên nghiệp, hoạt động độc lập theo cơ chế do Liên đoàn Bóng đá quy định. Bóng chuyền cũng vậy. Tôi cho rằng chúng ta cần xác định rõ về định hướng của tiến trình chuyên nghiệp hóa chung cho các môn. Song song đó, các tổ chức xã hội hóa, đặc biệt là các liên đoàn, hiệp hội phải hoạt động thực chất, cụ thể và xác định vai trò chủ lực trong các hoạt động thể thao chuyên nghiệp thuộc lĩnh vực mình phụ trách.

Ngân sách thành phố hằng năm dành cho đào tạo VĐV, trên mặt bằng chung, theo tôi là không thấp. Khi các VĐV đã chứng tỏ được tài năng và nổi trội ở các môn thể thao thì có nhận được sự quan tâm của các đơn vị khác cũng là tất yếu. Quan điểm của thể thao TP HCM là cố gắng tạo điều kiện tốt nhất cho công tác đào tạo để có lực lượng VĐV tài năng phục vụ thể thao quốc gia.

TP HCM đã có Nghị quyết 05 mới ban hành năm 2022, nhưng điều đó vẫn chưa đáp ứng đủ mà còn phải có sự chung tay của các nguồn lực xã hội hóa. Phải có kế hoạch dài hơi để các doanh nghiệp, tổ chức tham gia cùng thành phố trong lĩnh vực thể thao thành tích cao một cách căn cơ và chuyên nghiệp hơn.

.Ngành thể thao thành phố cần làm gì trước thực trạng hiện nay để bảo đảm vai trò một trong những địa phương hàng đầu của thể thao cả nước?

- Lãnh đạo thành phố đã thông qua đề án phát triển thể thao đến năm 2035, chủ trương đăng cai Đại hội thể thao toàn quốc 2026. Thành phố cũng sẽ đề xuất trung ương quan tâm, tạo điều kiện xác định những môn thế mạnh truyền thống và đầu tư trọng điểm bằng nguồn ngân sách, kinh phí tập trung đầu tư. Đây là tiền đề để đặt ra mốc thời gian giải quyết những vấn đề cơ bản về thiếu thốn cơ sở vật chất, trang thiết bị bên cạnh nhiệm vụ xây dựng lực lượng tinh nhuệ. Chúng tôi tin tưởng thể thao thành phố sẽ sớm trình làng diện mạo mới, tìm lại niềm tin nơi nhân dân thành phố. 

(*) Xem Báo Người Lao Động từ số ra ngày 10-1

Thể thao TP HCM - thời oanh liệt nay còn đâu! (*): Bài học định hướng của thể thao- Ảnh 4.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo