Theo các nhân chứng, phần đông người hâm mộ thiệt mạng do bị dẫm đạp trong lúc cố gắng thoát ra khỏi sân vận động, số khác bị đánh đập đến chết và té ngã từ trên khán đài.
Khi thẩm phán công bố bản án tại tòa án ở Cairo, người thân của các nạn nhân đã không kìm được cảm xúc và... reo hò chúc mừng nhau. Tuy nhiên, ở nơi mà các bị cáo đang bị giam giữ, gia đình họ đã xông vào nhà tù bắn chết 2 cảnh sát.
Tại thành phố Port Said, một số người dân địa phương đã đập phá một đồn cảnh sát. Hậu quả khiến thêm sáu người nữa thiệt mạng.
Ngoài 21 hooligan bị kết án tử hình, dự kiến 53 người khác cũng sẽ được đưa ra xét xử vào tháng 3 tới.
Vụ bạo loạn năm ngoái là thảm họa tồi tệ nhất xảy ra trong một trận đấu bóng đá trong vòng 15 năm qua và gây ra nhiều tranh cãi lớn ở Ai Cập.
Những người biểu tình ở Ai Cập quy trách nhiệm cho cơ quan chức năng đã không bảo đảm được an ninh đồng thời không lường trước tình huống xấu nhất. Đến khi bạo động sân cỏ nổ ra, họ không thể ngăn chặn và chỉ bất lực đứng nhìn.
Cũng có ý kiến cho rằng bạo lực đã được nhóm Ultras thuộc CLB Al-Masry lên kế hoạch từ trước khi chuẩn bị sẵn vũ khí, bao gồm dao, đá và chất nổ để mang vào trong sân vận động.
Một số luồng dư luận khác lại quy kết cuộc bạo loạn là một phần kế hoạch có chủ ý của nhà cầm quyền Ai Cập nhằm trừng phạt những cuộc phản kháng từ dân chúng, đặc biệt là nhóm Ultras thuộc CLB Al-Ahly.
Nhóm này trước đấy đã có những hành động nhằm lật đổ chính quyền của Tổng thống Hosny Mubarak nhưng bất thành.
Bình luận (0)