Tính đến thời điểm hiện tại, TTVN xếp thứ ba trên bảng tổng sắp với 87 huy chương (33 HCV, 16 HCB và 38 HCĐ), sau đoàn chủ nhà Singapore (52, 43, 54) và Thái Lan (38, 40, 35)
Thể dục dụng cụ:
Hà Thanh nhận HCV nội dung nhảy chống
15 giờ, Ở vòng chung kết Vòng treo nam, Đặng Nam mang về thêm 1 HCV cho TDDC và Phạm Phước Hưng cũng đoạt HCB.
14 giờ 35, Hà Thanh thất bại ở nội dung xà kép. Cô đã bị tuột tay khi chuyển xà và chỉ nhận được số điểm là 11,133.
14 giờ: Hà Thanh tỏ ra không có đối thủ ở nội dung nhảy chống sở trường và dễ dàng giành HCV. Trong khi đó, dù Phương Thành không thi đấu thành công nhưng Lê Thanh Tùng cũng đã đoạt HCĐ ở nội dung ngựa tay quay.
Đây là HCV thứ hai của Hà Thanh. Hôm qua, 8-6,Thanh cũng đoạt HCV nội dung toàn năng nữ.
Sáng 9-6, Phạm Phước Hưng chỉ xếp thứ 3 ở nội dung thể dục tự do với số điểm 14,500 và nhận HCĐ. Người giành HCV ở nội dung này là Reyland của Philippines.
Billiards:
Ở nội dung pool 9 bóng, Đỗ Hoàng Quân đã giành chiến thắng 9-6 trước cơ thủ của Malaysia. Đối thủ của anh trong trận bán kết diễn ra lúc 18 giờ là Dennis Orcollo của Philippines.
Trần Phi Hùng đã giành chiến thắng hết sức sít sao 100-92 trước ĐKVĐ SEA Games Mã Minh Cẩm trong trận chung kết nội bộ của các cơ thủ Việt Nam ở nội dung Carom 1 băng. Tấm HCV của Phi Hùng cũng là tấm HCV đầu tiên của Billiards Việt Nam tại SEA Games lần này.
Điền kinh:
17 giờ, Lê Trọng Hinh chỉ về thứ 7/8 ở chung kết 100 m nam. Giành HCV là VĐV người Philippines Eric Shauwn với thời gian 10 giây 25. HCB và HCĐ thuộc về Indonesia.
16 giờ 40, Nguyễn Văn Hùng đã đạt thành tích tốt thứ 3 nội dung nhảy ba bước và giành HCĐ. HCV thuộc về VĐV của Malaysia khi anh lập kỷ lục SEA Games với thành tích 16,76 m.
16 giờ 15, ở chung kết cự li chạy 5000 m nữ, 2 VĐV của Việt Nam là Phạm Thị Huệ và Trương Thị Thúy Kiều đã không giành ược Huy chương nào khi xếp thứ tư và năm. Đoạt HCV ở nội dung này là VĐV của Indonesia Triyaninhsih vời thành tích 16 phút 18 giây 06.
15 giờ 45, Nguyễn Văn Lai về nhất chung kết chạy cự li 5000 m, giành HCV. Đồng thời, anh cũng phá kỷ lục của đại hội với thời gian 14 phút 4 giây 82. VĐV người Indonesia Agus Praydogo đã dẫn đầu suốt 11 vòng chạy nhưng Văn Lai có cú nước rút rất tốt trong 400 m cuối để về đích ở vị trí số 1. Văn Lai đã phá kỷ lục tồn tại suốt 22 năm của VĐV Malaysia lập được cũng tại Singapore năm 1993 là 14 phút 08 giây 97. Ở nội dung này còn có Đỗ Quốc Luật nhưng anh chỉ về thứ tư.
Vào ngày mai, anh sẽ tiếp tục thi đấu nội dung chạy cự ly 1000 m.
Sáng 9-6, Lê Trọng Hinh về đích thứ 4 ở vòng loại 100m nam nhưng anh vẫn giành vé vào chung kết nhờ thành tích 10 giây 59.
VĐV Lê Trọng Hinh (giữa)
Cùng về đích thứ ba ở hai đợt chạy vòng loại cự li 100 m nữ, Lưu Kim Phụng và Nguyễn Thị Oanh giành vé vào chung kết. Thành tích của Phụng 11,73 giây là còn của Oanh là 11,98 giây.
VĐV Lưu Kim Phụng
Nguyễn Thị Oanh
Canoeing
9 giờ, Đỗ Thị Thanh Thảo và Vũ Thị Linh đoạt HCĐ nội dung Kayak đôi nữ cự li 200 m. Thành tích của Thảo - Linh là 42 giây 87, kém 2,172 giây so với đôi về nhất của Thái Lan.
Lúc 8 giờ 40, Trương Thị Phương đã mang về chiếc HCV đầu tiên trong ngày 9-6. Phương về nhất ở nội dung 200 m - C1 với thời gian 51,456 giây, hơn đến 1,882 giây so với VĐV đoạt HCB của Thái Lan là Orasa.
Trước đó, Đỗ Thị Thanh Thảo mang về chiếc HCĐ nội dung Kayak đơn nữ cự li 200 m với thời gian 45 giây 84.
Quần vợt:
Nguyễn Hoàng Thiên đã giành vé vào vòng 2 sau thắng lợi nhọc nhằn 2-1 trước Ong Issac Yong của chủ nhà Singapore. Đối thủ tiếp theo của Hoàng Thiên là Christopher Rungkat (Indonesia), xếp hạng 499 thế giới.
Bơi lội:
19 giờ 20, thêm tin vui cho bơi lội khi Ánh Viên HCV ở nội dung 200 m tự do. Đặc biệt hơn là Ánh Viên lại phá kỷ lục SEA Games với thời gian 1 phút 59 giây 27 (kỷ lục cũ là 2 phút 00 giây 57). Như vậy, đây là HCV thứ 6 của Ánh Viên và kỷ lục mới thứ 6 của cô tại SEA Games 28. Ánh Viên cũng đạt mục tiêu đề ra tại SEA Games nhưng còn 2 nội dung chưa đấu.
18 giờ 50, ở nội dung 400 m hỗn hợp, kình ngư trẻ Trần Duy Khôi cũng đã mang về thêm 1 tấm HCĐ cho bơi lội Việt Nam. Duy Khôi đã bám sát Quah Zheng Wen sau 100m bơi ếch. Tuy nhiên, ở 100m cuối, anh đã không thể bảo toàn vị trí của mình và cán đích ở hạng 3.
18 giờ 15, Quý Phước gây thất vọng khi không thể giành huy chương ở nội dung 100 m bướm nam.Giành HCV là Joseph Schooling của Singapore.HCB và đồng thuộc về 2 VĐV người Indonesia.
18 giờ, "kình ngư" Ánh Viên thể hiện phong độ xuất sắc khi bỏ xa các đối thủ xếp sau và giành HCV cá nhân thứ 5 tại SEA Games lần này. Với thành tích 2 phút 11 giây 12, Ánh Viên cũng đã phá sâu kỷ lục SEA Games ở cự ly 200 m bướm. Như vậy, đây là lần thứ 6 Ánh Viên phá kỷ lục SEA Games 2015.
8 giờ 25, Nguyễn Thị Diệu Linh không thể giành quyền vào chung kết khi kết túc vòng loại 200 m tự do nữ với thời gian 2 phút 8 giây 88. Ở đợt bơi vòng loại sau đó, Ánh Viên về nhì với thời gian 2 phút 8 giây 52 giây, giành quyền vào chung kết.
8 giờ, Ánh Viên và Lê Thị Mỹ Thảo giành quyền vào chung kết 200 m bướm nữ. Trong khi đó Quý Phước cũng giành quyền vào chung kết 100 m bướm nam với thời gian 55 giây 47. Ở nội dung này, một VĐV khác của Việt Nam là Phan Gia Mẫn đã bị loại khi kết thúc lượt bơi của mình với thời gian 58 giây 14.
Nguyễn Kim, Vietjet Air tiếp tục trao thưởng nóng
Với 7 HCV, đoàn TTVN đã giành được 33 HCV, 16 HCB và 38 HCĐ xếp vị trí thứ 3 trên bảng tổng sắp của đại hội. Công ty Cổ phần Thương mại Nguyễn Kim và Công ty Cổ phần Hàng không Vietjet đã trao thưởng nóng 1 màn hình LED Sony 40” và 1 vé máy bay khứ hồi chặng nội địa cho 6 nhà vô địch trong ngày hôm nay, 9-6 (Ánh Viên giành 2 HCV).
2 HCV phá kỷ lục SEA Games ở các nội dung 200 m bơi bướm, 200m tự do của Nguyễn Thị Ánh Viên và nội dung chạy 5.000 m nam với thành tích 14’04”79 của Nguyễn Văn Lai là những thành tích ấn tượng nhất trong ngày của đoàn TTVN.
Bình luận (0)