Văn Toàn (9) và Công Phượng (10) được gọi lên tuyển chuẩn bị cho trận gặp Campuchia ở vòng loại Asian Cup 2018
Nhiều chuyên gia cho rằng thất bại của một đội tuyển ở một giải đấu chưa phản ánh đúng thực lực nội tại của một nền bóng đá, chỉ cần tiếp tục được đầu tư, phát triển căn cơ, trước sau thì nền bóng đá ấy cũng giành lấy vinh quang ở đấu trường khu vực. Vì thế, lứa U22 Việt Nam của Công Phượng, Xuân Trường… đừng quá muộn phiền dù họ hứng chịu không ít lời công kích thiếu công bằng.
Nên nhớ, đời cầu thủ thì tương lai bóng đá không ở một trận đấu. Lắm lúc, thất bại lại là động lực để họ vùng lên mạnh mẽ cho tương lai, đặc biệt là những giải đấu trước mắt.
Cần nhắc lại là ở SEA Games 2007, U23 Việt Nam thua Myanmar tại bán kết và HLV A.Riedl đã phải từ chức ngay trên đất Thái Lan. Đáng nói là 1 năm sau, chính lứa cầu thủ gây thất vọng ở Korat như Công Vinh, Tấn Tài, Quang Thanh... đã đưa tuyển Việt Nam lên ngôi vô địch AFF Cup 2008 bằng cách vượt qua người Thái ở 2 lượt trận chung kết đi – về, trong đó có chiến thắng ở lượt đi tại chính Bangkok.
Đương nhiên, ngoài việc lứa cầu thủ ấy chín chắn hơn và có nhà cầm quân giỏi, hiểu tâm lý như HLV Calisto thì chuyện tạo ra điểm tựa giúp họ đứng dậy sau thất bại là yếu tố cốt yếu.
Nhắc câu chuyện cũ không đơn giản là để lạc quan tếu. Nhưng thứ cần nhất sau cuộc khủng hoảng vì thất bại ở SEA Games 29 là trao cho Công Phượng, Tiến Dũng, Quang Hải... chính là niềm tin. Thầy mới tạm thời cho tuyển Việt Nam đã tạm có là ông Mai Đức Chung, nhưng cần tiếp tục đầu tư một cách quyết liệt mới là mấu chốt.
Ở SEA Games 29, lứa cầu thủ U22 Việt Nam yếu và thiếu gì? Tâm lý, bản lĩnh và phần nào đó, lộ ra cả vấn đề thể lực. Kết quả dù chưa được như ý nhưng không thể sau một thất bại có thể hủy bỏ và xoá đi tất cả.
So sánh có thể khập khiễng, nhưng không quá khi nói rằng xét về giá trị làm thương hiệu, hơn ai hết các nhà tài trợ cần một kết quả mỹ mãn chứ không chỉ dừng ở vòng loại. Tuy nhiên, họ cũng hiểu khi đã dấn thân với trái bóng tròn, chiến thắng hay thất bại đôi khi chỉ là khoảng cách rất mong manh.
Bà Nguyễn Thị Thu Phương, Tổng Giám đốc VPMilk, trong lễ ký kết trở thành nhà tài trợ sữa chính thức cho các đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam
"Tôi buồn như hàng chục triệu người hâm mộ Việt Nam, nhưng không thất vọng", bà Nguyễn Thị Thu Phương, Tổng Giám đốc VPMilk, nhà tài trợ Sữa chính thức cho Đội tuyển Bóng đá Quốc gia Việt Nam, chia sẻ. Giải thích lý do, bà Phương cho rằng không thể phủ nhận tài năng và sự nỗ lực của các tuyển thủ U22.
Lãnh đạo VPMilk trong lần sang Malaysia thăm, động viên và tặng quà cho 2 đội bóng đá nam và nữ
Theo bà Nguyễn Thị Thu Phương, Tổng Giám đốc VPMilk, VPMilk không tài trợ một giải đấu mà hướng đến đầu tư dài hạn cho đội tuyển để cải thiện thể lực, tầm vóc chinh phục Giấc mơ lớn Việt Nam
Hơn nữa, VPMilk không tài trợ một giải đấu mà hướng đến đầu tư dài hạn cho đội tuyển để cải thiện thể lực, tầm vóc chinh phục Giấc mơ lớn Việt Nam. Tuy nhiên, lúc này thể lực quan trọng một, nhưng sự tự tin của các cầu thủ quan trọng mười. "Chẳng phải chúng ta nói U22 Việt Nam thua U22 Thái Lan về tâm lý chứ không phải thua trình độ. Chỉ vì kết quả một trận đấu mà lên án các em, chúng ta khó giải quyết bài toán tâm lý cho các cầu thủ trước những trận đấu quan trọng. Nhìn xa hơn, đá bóng một nghề, đừng vì những cảm xúc nhất thời làm tổn thương các em, khiến các cầu thủ không được sống trọn vẹn với đam mê trên con đường theo đuổi ước mơ nghề nghiệp của mình".
Theo bà Phương, kiên nhẫn lúc này là hết sức cần thiết. "Việt Nam không thể thiếu bóng đá. Khi xác định được những việc cần làm để phát triển bóng đá thì đầu tư bài bản và đường dài. Như câu chuyện uống sữa, không thể một sớm một chiều là cải thiện chiều cao, thể lực mà cần duy trì dài hơi cho lứa cầu thủ trẻ, thậm chí là những em út của Công Phượng, Xuân Trường... Tương tự là câu chuyện bóng đá, tương lai của môn thể thao vua không chỉ căn cứ vào một trận đấu".
Bình luận (0)