xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chuyện ít biết về CLB quần vợt Hải Đăng

Bài và ảnh: Hoàng Tú

(NLĐO) - Trên bản đồ quần vợt Việt Nam, Hải Đăng tuy chỉ là tên gọi mới xuất hiện một năm nay nhưng đã nhanh chóng trở thành CLB được trông đợi sẽ là mô hình kiểu mẫu đỉnh cao của Việt Nam trong tương lai gần.


Linh hồn của dự án này là ông Thái Trường Giang, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Hải Đăng, một công ty khi khởi nghiệp vào năm 2008 chỉ với vỏn vẹn 4 nhân sự. Thế mà chỉ sau 9 năm, Hải Đăng đã là ngôi sao mới của ngành xây dựng Việt Nam.

Chuyện ít biết về CLB quần vợt Hải Đăng - Ảnh 1.

Trung tâm vận hành của cỗ máy CLB Hải Đăng (từ phải qua trái): Giám đốc kỹ thuật Christian Brydniak (Thụy Điển), làm việc ở VN từ 2014 và trực tiếp huấn luyện giúp Nam đoạt danh hiệu vô địch đôi nam trẻ Wimbledon 2015; Enrique Marcos Pizzorno, HLV thể lực từng huấn luyện cho Del Potro (hạng 4 thế giới hiện nay) trong hai giai đoạn lúc 11-13 tuổi và 15-17 tuổi; Ivan Miranda (Peru, 38 tuổi, từng xếp hạng 104 thế giới), HLV các tay vợt từ 14 đến 18 tuổi

Chuyện ít biết về CLB quần vợt Hải Đăng - Ảnh 2.

Hồ bơi và dãy nhà nghỉ, nhà ăn, phòng tập thể dục, nhà hàng...

SĨ DIỆN DÂN TỘC

Từ thành công trong kinh doanh, ông Giang đã áp dụng những nguyên tắc bất di bất dịch: uy tín, trồng người, dùng người, kế hoạch, chiến lược... chi tiết và cụ thể rồi áp dụng vào khát vọng: giới thiệu hình ảnh quê nhà Tây Ninh qua môn quần vợt với ngọn cờ đầu là đứa con tỉnh nhà Lý Hoàng Nam, tay vợt số 1 Việt Nam hiện đang xếp hạng 385 thế giới.

Tuy Hoàng Nam còn hợp đồng với Becamex Bình Dương nhưng ông Giang đã chia sẻ 50% kinh phí với đơn vị chủ quản để tạo điều kiện cho Nam tập huấn và thi đấu nước ngoài nâng cao trình độ. Sự hỗ trợ vô điều kiện này, với ông Giang chỉ có một mục đích duy nhất: QVVN không thể bỏ phí tài năng.

Với quan điểm này, ông Giang cũng chi toàn bộ 100% kinh phí tập huấn và thi đấu ở Thụy Điển cho tay vợt số 2 Việt Nam là Trịnh Linh Giang, dù rằng Giang cũng đang là VĐV của Becamex Bình Dương.

"Cách chơi" của Giang đã nhanh chóng thu phục lòng người. Bởi ông không chỉ lo hiện tại mà ông còn định hướng cho các VĐV cả một chặng đường dài: hiện tại, tương lai và kể cả sau khi giã từ sự nghiệp.

TRẺ VÀ VĂN HÓA

Triết lý sống và làm việc của ông Giang rất rõ ràng, làm gì cũng phải có nền tảng, cái gốc phải vững chắc và trong thể thao, điều đó là phát hiện, đào tạo và xây dựng lực lượng trẻ. Đó là lý do ông hình thành CLB Hải Đăng.

Chuyện ít biết về CLB quần vợt Hải Đăng - Ảnh 3.

Các VĐV tập trong phòng gym

Ông Giang cho biết ông đầu tư bài bản từ cơ sở vật chất cho đến mọi chi phí cho các HLV, đào tạo VĐV gồm phí tập luyện, ăn ở, học hành... trong 5 năm và bắt đầu tính từ năm 2019.  Ông đã cùng với Ban điều hành CLB đã thống nhất kế hoạch này và sau đó thì CLB phải tự hạch toán thu chi. Nguồn thu của CLB sẽ là từ hồ bơi, nhà hàng, cà phê, nơi ăn, chốn ở cho những ai đến đây tập luyện...

Tự tin với điều kiện cơ sở vật chất đầy đủ, tiến tới sẽ là nơi hội tụ của nhiều tay vợt hàng đầu của Việt Nam cũng như là các tay vợt mạnh của thế giới, Hải Đăng sẽ là điểm dừng để mọi người đến sinh hoạt, tập luyện, thi đấu. Thậm chí Hải Đăng sẽ phấn đấu là nơi để các tay vợt đến tập luyện chuẩn bị cho Giải Úc mở rộng – một trong 4 Grand Slam của quần vợt thế giới – bởi thời tiết, khi hậu ở Tây Ninh gần giống với Úc.

Chuyện ít biết về CLB quần vợt Hải Đăng - Ảnh 4.

Trong thể thao, chiến thắng bản thân là khó nhất nên ông Thái Trường Giang (trái) muốn làm gương cho các VĐV. Sức khỏe ông tốt hơn rất nhiều và trình độ quần vợt cũng phát triển nhờ thường xuyên tập luyện

Năm 2018, Hải Đăng không chỉ tổ chức thành công về chuyên môn 2 Giải Men’s Futures mà còn để lại ấn tượng tốt đẹp về mọi mặt khiến cho các VĐV nước ngoài đều có thiện cảm và ấn tượng tốt với tỉnh Tây Ninh.

Đầu tháng 3-2019, Hải Đăng sẽ tổ chức VTF Master 500, giải đầu tiên trong hệ thống 4 giải quần vợt chuyên nghiệp trong năm với tổng số tiền thưởng lên đến 500 triệu đồng. Từ ngày 14 đến 21-7, tại Tây Ninh sẽ diễn ra ITF U18 Junior Circuit – Hải Đăng Cup 2019 nhóm 5.

Không dừng lại ở những giải đĩnh cao trong nước, giải trẻ quốc tế hay Men’s Futures, hoặc cấp cao hơn là Challenger, ông Giang còn mong muốn xây dựng và phát triển cơ sở vật chất để CLB Hải Đăng nói riêng và tỉnh Tây Ninh đủ năng lực tổ chức giải thuộc hệ thống ATP 250. Tất cả vì tương lai QVVN.

Chuyện ít biết về CLB quần vợt Hải Đăng - Ảnh 5.

Ban ngày tập luyện quần vợt, ban đêm học văn hóa

Chuyện ít biết về CLB quần vợt Hải Đăng - Ảnh 6.
Chuyện ít biết về CLB quần vợt Hải Đăng - Ảnh 7.

HLV Marcos phụ trách thể lực và dinh dưỡng luôn bên cạnh các VĐV từ sân bóng đến hồ bơi, phòng gym và cả nhà ăn

Chuyện ít biết về CLB quần vợt Hải Đăng - Ảnh 8.
Chuyện ít biết về CLB quần vợt Hải Đăng - Ảnh 9.

Bữa ăn trưa của các VĐV

Trước mắt, không chỉ lo chuyên môn mà ông Giang còn đảm bảo chuyện học văn hóa cho các VĐV trẻ Hải Đăng. Tuy các lớp 6, 8, 9, 10 và 11 hiện nay chỉ có 4, 2, 1, 2 và 1 VĐV Hải Đăng, nhưng ông Giang vẫn xin phép nhà trường được trang trải kinh phí đầy đủ cho cả một lớp học với số lượng vài chục học sinh được tổ chức giảng dạy vào buổi tối dù rằng các lớp chỉ có vài học sinh. Với ông Giang, chuyện học văn hóa của các VĐV trẻ là phải được đặt lên hàng đầu, còn lại mọi thứ phải xếp phía sau. "Phải làm như thế các phụ huynh mới dám tin tưởng và giao con em của họ cho mình quản lý và đào tạo" - ông Giang chia sẻ.

Việt Nam có một Đoàn Nguyên Đức làm bóng đá vì niềm tự hào tỉnh nhà Gia Lai và sau đó là đóng góp cho nền bóng đá nước nhà thì giờ đây, Việt Nam có một Thái Trường Giang làm quần vợt vì niềm tự hào tỉnh nhà Tây Ninh với khát vọng tương lai QVVN sẽ có những tay vợt trong Top 100 thế giới và QVVN sẽ có vị trí xứng đáng trên bản đồ quần vợt Đông Nam Á cũng như là châu Á.


Cần sự tiếp sức của các hãng hàng không

Quần vợt là môn cá nhân nên mọi thụ hưởng đều thuộc về VĐV còn các nhà đầu tư gần như sẽ không được gì. Nên hiểu bản chất để khi đến với quần vợt thì chúng ta đến vì trách nhiệm. Với các vị lãnh đạo cũng như là các chủ doanh nghiệp, quần vợt có thể chưa đem lại giá trị hữu hình, nhưng giá trị của môn thể thao này đem lại hình ảnh đẹp và tích cực cho các tỉnh thành, doanh nghiệp, công ty. Tuy vô hình nhưng nhiều khi lại có giá trị hữu hình rất lớn.

Thật buồn khi Lý Hoàng Nam từng vô địch Giải đôi nam trẻ Wimbledon 2015, 3 năm qua là tay vợt số 1 Việt nam vậy mà Nam xuất hiện trước đám đông, rất ít người biết. Như vậy làm sao thu hút được các nhà tài trợ? Lỗi này do đâu? Trong đó có lỗi của truyền thông vì khi nói đến thể thao là gần như các phương tiện truyền thông VN đều chỉ nói về bóng đá.

Nếu nghĩ đến lợi ích cho mình trước thì còn gì là trách nhiệm, còn gì là cái chung vì sự phát triển?

Có mấy ai biết 60% kinh phí tập huấn và thi đấu nước ngoài là tiền di chuyển, ăn ở, sinh hoạt chỉ chiếm 40%? Phải chi các hãng hàng không quan tâm và tài trợ 50% phí vận chuyển cho các tài năng trẻ VN và với khoảng 10 tay vợt xuất sắc nhất Việt Nam thì tài trợ nhiều hơn thậm chí như Lý Hoàng Nam là 100% thì mọi chuyện sẽ tốt đẹp hơn rất nhiều.

Khi xã hội quan tâm thì bản thân VĐV cũng hiểu rõ hơn trách nhiệm của họ.

Khi đến với nhau vì cái tâm, vì cái chung thì mọi chuyện sẽ trở nên tốt đẹp hơn rất nhiều.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo