xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thể thao Việt Nam nhìn từ SEA Games 31: Chất và lượng từ ngôi nhất toàn đoàn

ĐÀO TÙNG

Màn trình diễn ấn tượng của bóng đá và nhóm môn cơ bản Olympic đã đem về tổng cộng 119 huy chương vàng, chiếm 58% số huy chương vàng của đoàn thể thao Việt Nam tại SEA Games 31 vừa kết thúc trên sân nhà

SEA Games 31 kết thúc đã tròn 1 tuần nhưng dư âm của kỳ đại hội thành công bậc nhất trong lịch sử hơn nửa thế kỷ của thể thao khu vực này vẫn làm ngây ngất người hâm mộ. Xếp nhất toàn đoàn với 205 HCV, 125 HCB và 116 HCĐ, Việt Nam là quốc gia chủ nhà đầu tiên vượt mốc 200 HCV, xô đổ kỷ lục 194 HCV mà đoàn chủ nhà Indonesia lập được tại SEA Games 1997.

Không ít HCV của đoàn chủ nhà đến từ những môn chưa được phổ biến rộng rãi như kurash, pencak silat, wushu, lặn… Song, cũng cần công bằng nhìn nhận, đội tuyển các môn cơ bản Olympic đã hoàn thành rất tốt nhiệm vụ của mình, tạo nên một kỳ SEA Games tranh đua quyết liệt. Ngoài sự thống trị tuyệt đối của điền kinh với lần thứ 3 liên tiếp vượt qua Thái Lan, các môn judo, rowing, taekwondo, bóng ném, canoeing, vật, bóng đá cùng giữ vị trí số 1; còn bơi, xe đạp, đấu kiếm, boxing, bắn súng, bóng chuyền hay cử tạ đều nằm trong 3 hạng đầu đại hội.

Thống kê còn cho thấy trung bình mỗi môn thể thao tại đại hội, đoàn thể thao Việt Nam (TTVN) giành 5 HCV và 5 HCB (hoặc HCĐ). Theo một góc nhìn khác, cứ hơn 2 VĐV Việt Nam tham gia thì có 1 người giành huy chương (965 VĐV và 446 huy chương các loại), tỉ lệ chưa từng có của TTVN.

Thể thao Việt Nam nhìn từ SEA Games 31: Chất và lượng từ ngôi nhất toàn đoàn - Ảnh 1.

Hoàng Thị Duyên chiến thắng ở hạng 59 kg nữ môn cử tạ. (Ảnh: HỮU HƯNG)

Việc giành đến 205 HCV được xem là hoàn thành vượt mức kế hoạch khi đoàn TTVN chỉ đưa ra định mức phấn đấu trước giờ xuất trận là từ 140-170 HCV. Việc vượt rất xa chỉ tiêu, dù vậy, lại rất dễ được lý giải thay vì nghĩ ngay đến công tác dự báo chuyên môn của TTVN có sai số quá lớn. Trưởng đoàn TTVN Trần Đức Phấn cho rằng trong 2 năm đại dịch Covid-19 bùng phát, thể thao Đông Nam Á bị ảnh hưởng nghiêm trọng và có lẽ trong khó khăn chung, nhiều quốc gia đã không thể cử lực lượng mạnh nhất tham dự SEA Games 31.

Việc giành được số HCV đạt mức kỷ lục, dù vậy, chưa phải đã phản ánh đúng thực chất sự tiến bộ của TTVN. Cần nhớ tại Olympic Tokyo diễn ra vào mùa hè 2021, TTVN không giành được huy chương nào và thành tích tốt nhất chỉ là vị trí thứ 5 hạng 59 kg nữ của lực sĩ cử tạ Hoàng Thị Duyên. Olympic là đấu trường quá lớn, Asian Games có thể là sân chơi vừa tầm và đó là lý do để ngành thể thao tự tin nghĩ đến việc giành 5-7 HCV ở đại hội cấp châu lục này. Chỉ tiếc là kỳ Asian Games Hàng Châu 2022 đã bị hoãn vô thời hạn, chưa rõ khi nào trở lại.

TTVN tại SEA Games 31 đã giành tổng cộng 119 HCV ở 17 bộ môn sẽ có mặt tại Olympic Paris 2024, chiếm 58% thành tích "vàng" của cả đoàn, cho thấy chúng ta đã và đang đi đúng hướng trên hành trình phát triển. Cử hơn 900 VĐV tranh tài ở 40 môn, đoàn TTVN có 16 lượt phá kỷ lục, khẳng định phần nào sức mạnh của thể thao chủ nhà.

Những điểm sáng cần nhắc đến chính là việc Nguyễn Huy Hoàng giành được 2 chuẩn A ở nội dung bơi 1.500 m và 400 m tự do nam cùng 3 chuẩn B để có thể góp mặt ở Giải Vô địch bơi thế giới năm 2022 sẽ diễn ra tại Hungary. Cùng với kình ngư quê Quảng Bình, 10 đồng đội của anh từ thành tích thi đấu tại SEA Games 31 đã giành đến 20 chuẩn B dự giải thế giới.

Ở môn điền kinh, thành tích tại SEA Games 31 giúp Quách Thị Lan chen chân vào tốp 40 thế giới cự ly 400 m rào nữ, trong khi Nguyễn Thị Oanh có mặt trong tốp 100 thế giới cự ly 3.000 m nữ vượt chướng ngại vật, cùng đạt chuẩn tham dự Giải Vô địch điền kinh thế giới năm 2022.

Cùng với việc phải dành nhiều lời khen cho Lý Hoàng Nam với chiến tích bảo vệ thành công tấm HCV quần vợt đơn nam vừa giành được 3 năm trước sau hơn nửa thế kỷ chờ đợi, Nguyễn Đức Tuân với HCV đơn nam bóng bàn sau 19 năm hay Hoàng Nguyên Thanh giành HCV đầu tiên cho marathon Việt Nam, không thể không nói đến vết gợn buồn khi bắn cung, nhảy cầu, bóng rổ, bowling, cầu mây, bóng chuyền và futsal chẳng giành nổi ngôi vô địch nào. Câu chuyện tay vợt 39 tuổi Nguyễn Tiến Minh phải gánh vác trọng trách thành tích của cầu lông cũng mang lại nhiều trăn trở cho giới làm nghề...

16 vận động viên phá kỷ lục SEA Games

Nguyễn Huy Hoàng phá kỷ lục 400 m bơi tự do nam, Phạm Thanh Bảo phá kỷ lục 100 m bơi ngửa nam, Trần Hưng Nguyên phá kỷ lục 400 m bơi hỗn hợp nam; Lò Thị Hoàng phá kỷ lục ném lao; Nguyễn Thị Oanh phá kỷ lục 3.000 m vượt chướng ngại vật môn điền kinh; 8 lượt cá nhân và đội tiếp sức môn lặn phá kỷ lục; Lại Gia Thành hạng 55 kg nam, Hoàng Thị Duyên hạng 59 kg nữ, Phạm Thị Hồng Thanh hạng 64 kg nữ, đều ở môn cử tạ.

Kỳ tới: Quần vợt Việt Nam: Thăng tiến hay sa sút?

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo