xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Vẫn còn bệnh thành tích

Mạnh Duy thực hiện

Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục TDTT Lê Quý Phượng cho rằng nếu không thay đổi tư duy và cách làm, thể thao VN khó lòng vươn ra khỏi ao làng Đông Nam Á

. Phóng viên: Thưa ông Lê Quý Phượng, có lẽ việc thể thao VN “không hoàn thành chỉ tiêu HCV tại ASIAD” là điều khiến ông buồn nhất trong năm 2010 vừa qua?

 
img
- Ông Lê Quý Phượng:
Với tư cách là lãnh đạo ngành thể thao lại là trưởng đoàn VN tại ASIAD 16, tôi muốn nói rằng đúng là chúng ta chưa hoàn thành chỉ tiêu nhưng hãy nhìn nhận ở sự thành công chưa từng có tại các môn thể thao Olympic, đặc biệt là điền kinh.
 
Chúng ta lần đầu tiên có huy chương ASIAD ở môn thể thao nữ hoàng mà lại có tới 3 HCB, 2 HCĐ. Điều đó chứng tỏ thể thao VN đang có những đột phá ở những môn khó, đòi hỏi sự đầu tư có chiều sâu.
 
. Nhưng điểm sáng điền kinh là quá bé nhỏ so với những gam màu ảm đạm ở hàng loạt môn khác?
 
- Ở một số môn như rowing, karatedo, bắn súng, taekwondo, boxing nữ... cũng có nhiều thành tích đáng để cho chúng ta hy vọng. Rõ ràng ở hàng loạt môn chúng ta không đạt vì chuẩn bị tâm lý kém.
 
Cũng có những sự cố bất ngờ như của Hoàng Ngân (karatedo) và Hoàng Anh Tuấn (cử tạ) làm ảnh hưởng tới thành tích chung. Dù sao, chúng ta cũng đã giành được số lượng huy chương nhiều nhất trong những lần tham dự ASIAD với 34 huy chương, trong đó một nửa là HCB.


img

VĐV điền kinh Vũ Thị Hương (phải), một trong những điểm sáng hiếm hoi của thể thao VN 2010. Ảnh: Hải Anh

 
Trong số 17 HCB giành được, rõ ràng nhiều thành tích của chúng ta đã tiệm cận với HCV châu lục. Nếu biết cách tập trung đầu tư, tập huấn và có những cách làm đặc biệt chuyên nghiệp, chúng ta hoàn toàn có thể đạt được những thành tích khả quan hơn trong tương lai. Vấn đề là chúng ta phải thay đổi tư duy và cách làm đã cũ càng sớm càng tốt.
 
. Chiến lược phát triển thể thao thành tích cao mới của VN là tập trung mạnh cho các môn Olympic nhưng lĩnh vực này chúng ta còn thiếu kinh nghiệm và cả nguồn lực?
 
- Vừa rồi, chúng tôi phê duyệt 10 môn thể thao trọng điểm cho chiến lược thể thao mới với 9/10 môn là môn Olympic. Chính vì thế, chúng tôi sẽ tổ chức các hội thảo chuyên đề mời các chuyên gia, nhà báo đóng góp ý kiến để phát triển các môn thể thao Olympic hiệu quả nhất.
 

Lên chức nhưng vợ không vui

Ông Lê Quý Phượng vốn là một bác sĩ trong lĩnh vực y học thể thao. Ông từng đảm nhận cương vị Giám đốc Bệnh viện Thể thao, Viện trưởng Viện Y học TDTT.

Tuy nhiên, đảm nhận cương vị mới và nhất là nhận trách nhiệm lãnh đạo đoàn thể thao VN tại ASIAD 16/2010, ông Phượng phải chịu khá nhiều áp lực dư luận. Ông thổ lộ: “Từ khi tôi làm quản lý, vợ tôi cũng không vui vẻ gì, nhất là giai đoạn thể thao VN mỏi mắt chờ HCV tại ASIAD mà tôi là trưởng đoàn”.

Về mặt nguồn lực đầu tư các môn thể thao trọng điểm, Nhà nước đầu tư là chính nhưng 22 môn thuộc nhóm 2 tập trung để dự tranh ở SEA Games, Nhà nước và địa phương phải cùng làm để giảm tải cho ngân sách Nhà nước thì chúng tôi mới có nguồn đầu tư cho các môn trọng điểm.
 
. Đại hội TDTT toàn quốc diễn ra tại Đà Nẵng đã xảy ra hiện tượng “bội thực kỷ lục”. Ông nghĩ gì về điều này?
 
- Rõ ràng với Đại hội TDTT toàn quốc, chúng ta phải tính toán lại. Có cần thiết phải có hàng ngàn bộ huy chương như thế không? Sau đại hội này, chúng ta có tới hàng ngàn nhà vô địch mới, hàng trăm kỷ lục mới nhưng giá trị thực của những con số ấy thì phải xem lại.
 
. Ý ông là bệnh thành tích trong ngành thể thao vẫn còn quá nặng nề?
 
- Bệnh thành tích thì ngành nào cũng có chứ không riêng gì thể thao. Đại hội TDTT toàn quốc lẽ ra phải tổ chức trước các đại hội mà thể thao VN tham dự nhưng chúng ta lại làm ngược lại.
 
Các môn cũng nên đi theo thông lệ quốc tế chứ đừng biến đại hội thành giải thể thao phong trào. Cũng cần nói thêm là Đại hội TDTT toàn quốc là nơi chúng ta tuyển chọn nhân tài chứ không phải nơi đem những người giỏi ra thi và lấy HCV về cho địa phương.
 
. Vậy chúng ta sẽ tìm những tài năng mới cho thể thao VN bằng cách nào, thưa ông?
 
- Trong thời gian tới, hướng đến Olympic 2012 và ASIAD 2014, chúng tôi sẽ tập trung về các địa phương tuyển chọn người có tố chất. Bây giờ, khoa học có thể giúp dự đoán được thành tích của VĐV rồi nên vấn đề là chúng ta có thay đổi cách làm, cách quản lý và tổ chức tập huấn như hiện nay không mà thôi. Thời gian qua, chúng ta đã bỏ sót quá nhiều tài năng và giờ là lúc xuống các địa phương để tìm lại những hạt giống đó.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo