xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

VFF bộc lộ yếu kém

Luật sư NGÔ ĐÌNH HOÀNG

Nếu vì sự phát triển của bóng đá Việt Nam, vì thu nhập của VFF, của VPF và của các CLB, sao VFF không cùng ngồi lại với VPF để phân tích cặn kẽ bản hợp đồng với AVG?

Giải thích cho việc ký hợp đồng 20 năm với Tập đoàn An Viên (AVG), lãnh đạo VFF nêu ra những lý do, có điểm có lý và cũng có điểm chưa đạt lý.

Có lý khi thời điểm trước khi ký bản hợp đồng này, vấn đề thu tiền từ truyền hình giải đấu V-League chưa ổn định và thấp. Việc ký được bản hợp đồng với doanh thu cao hơn trước đó nhiều và ổn định mỗi năm có tăng thêm cũng là điều có lý, có cơ sở.

Tuy nhiên, cái lý đó không khỏa lấp được cái chưa đạt lý. Với một ban lãnh đạo trong đó có một doanh nhân lão luyện trên thương trường, lại hoạt động trong lĩnh vực bóng đá lâu năm nhưng hình như những người có trách nhiệm của VFF chưa nhận ra được tốc độ phát triển của bóng đá Việt Nam, tốc độ phát triển của thu nhập từ bán bản quyền truyền hình nhanh như thế nào (đơn cử việc các nhà đài Việt Nam mua sóng truyền hình các Giải Ngoại hạng Anh hay vòng chung kết Euro, World Cup mỗi thời kỳ hay mỗi giải đều tăng chóng mặt), cộng với việc trượt giá của đồng Việt Nam... vậy mà họ vẫn thuyết phục và bảo vệ cho việc ký bản hợp đồng thời hạn dài kỷ lục như thế.
img
Chủ tịch VFF Nguyễn Trọng Hỷ tặng hoa chúc mừng Chủ tịch HĐQT VPF Võ Quốc Thắng (phải) trong ngày Đại hội Cổ đông VPF. Hiện nay, mối quan hệ giữa hai bên không còn tốt đẹp vì vụ bản quyền truyền hình. Ảnh: HẢI ANH

Ai cũng thấy trước đó là một hợp đồng béo bở cho AVG (chính AVG khẳng định đến năm 2013, họ sẽ có thu lãi từ hợp đồng này, nghĩa là chỉ chịu lỗ trong 2 năm đầu, còn lại lãi 18 năm, theo lý thuyết) và VFF bị hớ nhưng sao VFF vẫn thấy đúng và quyết tâm bảo vệ nó? Tại sao nếu vì cái chung, vì sự phát triển của bóng đá Việt Nam, vì thu nhập của VFF, của Công ty Cổ phần Bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF) và của các CLB, sao VFF không cùng ngồi lại với VPF để phân tích từng điều khoản của bản hợp đồng thời hạn ký 20 năm với AVG để xem trường hợp chấm dứt sớm hợp đồng này thì đền bù như thế nào?

Nếu mức đền bù cho AVG không lớn, các khoản thu từ hợp đồng bán quyền truyền hình mới sẽ bù đắp lại được khoản đền bù này và sẽ có lợi hơn thì sao VFF không lựa chọn cách này? Hay là đã “lỡ trói chân trói tay” mình lại trong bản hợp đồng đó rồi nên đành...? Hay là một lý do nào khác?

VPF chính là một phần máu thịt của VFF, có đến hơn 35% vốn góp của VFF. Nếu hoạt động của VPF hiệu quả và thành công thì VFF cũng được tiếng thơm lẫn lợi nhuận nhưng trong “cuộc chiến” này, có vẻ như lãnh đạo VFF muốn VPF thua cuộc!

Thêm nữa, cách xử lý vụ việc của VFF cũng nói lên tư duy “không giống ai”, khi mà VFF đã ra nghị quyết giao hết quyền tổ chức và điều hành Super League cho VPF rồi thì lần lữa không làm thủ tục bàn giao cho VPF. Rồi đến khi tranh cãi gay gắt về vấn đề truyền hình và khi VPF đã không còn “nghe lời” VFF nữa, VFF lại tìm cách đòi lấy lại Super League. Không lẽ VPF đang điều hành Giải Super League (đã diễn ra được 2 lượt đấu) là không có giá trị pháp lý sao? Vậy sao đều đặn VFF vẫn phân công giám sát trận đấu, trọng tài, vẫn ghi nhận chính thức thông tin của các trận đấu trên website của VFF? VFF vẫn ban hành các quyết định kỷ luật có liên quan đến những trận đấu đó?... (và chắc chắn có báo cáo lên AFC, FIFA). Đó không phải là VFF đã công nhận Super League đã do VPF điều hành sao?

VPF tìm sự ủng hộ từ Tổng cục TDTT

Sau khi Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch (VH-TT-DL) có quyết định thanh tra hợp đồng bản quyền truyền hình giữa VFF và AVG, đồng thời đề nghị VPF tạm thời tôn trọng hợp đồng này, chiều 11-1, VPF có buổi làm việc với lãnh đạo Tổng cục TDTT để tranh thủ sự ủng hộ.

Những nhân vật chủ chốt nhất của HĐQT VPF từ bầu Thắng cho đến bầu Kiên, bầu Đức đều có mặt trong buổi làm việc này. Đây có thể được xem là cách mà các ông bầu thể hiện sự đoàn kết, đồng lòng trong nội bộ VPF và có thể cũng là cách để họ tạo ra áp lực. Bầu Kiên hé mở về kết quả của buổi làm việc: “Có một số nội dung bí mật mà tôi không thể tiết lộ được. Tuy nhiên, tôi có thể khẳng định là cả VPF và lãnh đạo Tổng cục TDTT đều hiểu cần phải làm để mang lại lợi ích tối đa cho bóng đá Việt Nam”.

Ông Vương Bích Thắng, Tổng Cục trưởng Tổng cục TDTT, cho biết Tổng cục TDTT vẫn đang theo dõi sát sao diễn biến vấn đề bản quyền và đối với tranh chấp hiện nay, sau khi thanh tra đưa ra kết luận cuối cùng, VFF và VPF sẽ phải tuyệt đối tuân thủ. Ông Thắng cho rằng: “Tất cả các bên đều có quan điểm của mình, tuy nhiên, điều quan trọng là phải thực hiện đúng các quy định của pháp luật”. Về hợp đồng với thời hạn 20 năm, ông Thắng cho rằng phải làm rõ tính hợp lý và vì lợi ích chung của bóng đá nước nhà khi đặt ra thời hạn này.

Cũng theo lãnh đạo ngành thể thao, kết luận thanh tra là công bằng, minh bạch và sẽ được Bộ VH-TT-DL công khai. Cuối cùng, ông Thắng nêu rõ tổng cục luôn ủng hộ VPF hoạt động đúng tôn chỉ, mục đích được giao, luôn làm những việc vì lợi ích của bóng đá nước nhà.

Ông Thắng đề nghị HĐQT của VPF cần đốc thúc ban giám đốc và BTC các giải lưu tâm tới vấn đề an ninh. Theo ông Vương Bích Thắng, việc để xảy ra sự cố CĐV ném pháo sáng xuống sân trong trận đấu trên sân Lạch Tray (Hải Phòng) cuối tuần qua, thậm chí là ném vào khu kỹ thuật của đội bóng, cho thấy vấn đề an ninh chưa được chú ý đúng mức.

 M.Duy

Kỳ tới: VPF chưa khôn khéo

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo