xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

100 cô dâu Việt mất tích ở Trung Quốc

Bằng Vy - Huệ Bình (Theo Sohu, Global Times, Tân Hoa Xã, China Daily)

(NLĐO)- Cảnh sát Trung Quốc đang điều tra nghi án bắt cóc khoảng 100 phụ nữ Việt Nam bị bán qua nước này làm vợ. Con số trên còn có thể cao hơn do nhiều ông chồng không dám khai báo với cảnh sát.

Theo Tân Hoa Xã đưa tin cuối ngày 20-8, những phụ nữ mất tích sinh sống tại các ngôi làng hẻo lánh ở tỉnh Hồ Nam, miền trung Trung Quốc, nhưng không nói rõ thời gian. Sau khi họ biến mất, một số người chồng nhận được nhiều cuộc gọi yêu cầu trả tiền chuộc, nếu không vợ họ sẽ bị bán một lần nữa.
 
Liên tiếp mất tích
 
Một ông chồng tên Hồ Kiến Hòa ở làng Shuizou thuộc miền núi hẻo lánh huyện Song Phong, Hồ Nam kể đã trả 36.388 nhân dân tệ (khoảng 118 triệu đồng) để cưới một cô dâu Việt năm 2008, đặt tên tiếng Hoa là Mã Chính Phân.
 
img
Cô Mã Chính Phân – vợ của ông Hồ Kiến Hòa – mất tích từ hồi tháng 5- 2011. 
Ảnh: Nam Phương đô thị nhật báo
  
Theo tờ Nam Phương đô thị nhật báo, cô Mã Chính Phân mất tích từ tháng 5-2011, để lại đứa con gái 2 tuổi. Hai tháng sau khi biến mất, cô có gọi về cho chồng một lần.
 
“Cô ấy nức nở nói rằng bị bắt cóc và bị bán đến một ngôi làng xa xôi ở tỉnh Vân Nam, nhưng không nói cụ thể là nơi nào. Muốn trở về phải có 20.000 nhân dân tệ tiền chuộc (khoảng 65 triệu đồng)” – ông Hồ kể.
 
Trong lúc đi tìm kiếm vợ ở các ngôi làng và thị trấn lân cận, ông Hồ Kiến Hòa phát hiện có hàng chục trường hợp mất tích như vợ ông. Một trong số đó là vợ của anh Hồ Quốc Cường ở thôn bên cạnh. Vợ của hai người chồng họ Hồ đều biệt tăm cùng 1 ngày với chung lý do đi mua sắm và gọi điện về cho chồng hai tháng sau đó.
 
Sau nhiều lần ngần ngại, cuối cùng 2 người đàn ông quyết định báo cảnh sát. Sở dĩ họ không báo sớm là vì những người phụ nữ bị mất tích không phải là vợ hợp pháp của họ trên giấy tờ.
 
img
Ông Hồ Kiến Hòa và cô con gái 2 tuổi. Ảnh: Nam Phương đô thị nhật báo
 
Cảnh sát ở huyện Song Phong lo ngại con số phụ nữ mất tích có thể cao hơn 100 người do nhiều ông chồng không chịu trình báo vì sợ sẽ bị buộc tội buôn bán phụ nữ. Kể từ tháng 9-2010, cảnh sát huyện này chỉ nhận được thông báo 2 trường hợp mất tích trong số 4 người vợ được phát hiện là nạn nhân của nạn buôn bán người.
 
Một cán bộ pháp lý địa phương tên Bành Vệ Bân cho biết thậm chí có tin đồn con số cô dâu Việt mất tích thực tế lên đến 200 người, nhưng ông Bành khẳng định đó là do người dân phóng đại.
 
Mua bán và bắt cóc
 
Từ khi dấy lên chuyện mất tích của các cô dâu Việt, cứ mỗi tối đi ngủ, ông Hồ Tấn Phát lại lo sợ sáng mai tỉnh dậy không còn thấy vợ mình nữa. Ông "mua" được người vợ Việt Nam Dương Kim Mỹ (tên tiếng Hoa) năm 2008 sau khi cô bị bắt cóc trắng trợn ở khu vực biên giới Trung Quốc – Việt Nam. Lúc ấy, cô chỉ mới 15 tuổi.
 
img
Các ngôi làng hẻo lánh ở tỉnh Hồ Nam. Ảnh: UPI
 
Cho rằng mình rất may mắn vì vợ chịu ở lại Trung Quốc, ông Hồ Tấn Phát cho biết: “Vợ tôi nhận được một cú điện thoại. Người gọi nói cùng ngôn ngữ với cô ấy, hỏi cô ấy nếu muốn về nhà thì anh ta sẽ giúp”.
 
Còn người vợ Dương Kim Mỹ kể: “Tôi chần chừ, cũng muốn về quê. Nhưng khi nhìn đứa con gái 1 tuổi và chồng tôi, tôi quyết định ở lại”. Theo lời cô, nhiều phụ nữ Việt Nam tự nguyện lấy chồng Trung Quốc, nhưng cũng có nhiều người như cô, bị bắt cóc và bán đi làm vợ.
 
Cha của ông Hồ Kiến Hòa xác nhận có những đường dây buôn bán phụ nữ lan tràn khắp huyện của ông. Ông nói: “Tất cả họ đều được mua từ Vân Nam, một tỉnh giáp với Việt Nam và tổng số phụ nữ bị bán ở huyện Song Phong có thể lên đến con số hàng chục. Họ bị thay tên đổi họ và làm giả giấy tờ để kết hôn với người trong làng”.
 
“Con trai tôi bị thương ở chân khi làm việc tại một công trường nhiều năm trước. Nó không thể đi xa được nữa nên tôi đành mua vợ cho con” – cha ông Hồ Kiến Hòa kể thêm.
 
img
Một quảng cáo kết hôn với phụ nữ Việt Nam. Ảnh: IC
 
Tình trạng chênh lệch giới tính ngày càng lớn ở Trung Quốc đang làm gia tăng hoạt động môi giới hôn nhân bất hợp pháp. Theo cuộc điều tra dân số gần đây ở quốc gia đông dân nhất thế giới, tỉ lệ bé trai mới sinh so với bé gái là 118,06/100 trong 10 năm qua. Cứ theo đà này, 24 triệu đàn ông Trung Quốc trong độ tuổi kết hôn có thể bị ế vợ vào năm 2020, theo một nghiên cứu năm 2010.
 
Ở nhiều vùng nông thôn của Trung Quốc hiện nay, nhiều nam thanh niên phải bỏ tiền ra "mua" vợ ở nước khác vì họ không xoay sở đủ tiền để cưới phụ nữ bản xứ. Từ năm 2008, thanh niên từ Trùng Khánh và các tỉnh thành khác của Trung Quốc đã tìm cách sang Việt Nam cưới vợ.
 
Qua quảng cáo trên mạng, họ sang VN để “mua” vợ với giá chỉ từ 20.000 - 40.000 nhân dân tệ. Nhiều chuyên gia nhận định thực trạng mua bán hôn nhân đã phát sinh nhiều vấn đề xã hội như đảm bảo quyền lợi của các cô dâu nước ngoài, cuộc sống sau này của đứa trẻ được sinh ra từ cuộc hôn nhân mua bán này…
 
Chính quyền địa phương đã nhắm mắt làm ngơ trước nạn mua bán cô dâu này, cựu Bí thư làng Shuizhou nói với tờ Nam Phương đô thị nhật báo. Các cuộc hôn nhân này không đăng ký kết hôn cũng như cư trú nên cảnh sát rất khó tìm kiếm khi xảy ra sự cố.  
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo