xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

19 tổ chức ở Mỹ kiện NSA

HOÀNG PHƯƠNG - LỤC SAN

Đơn kiện cáo buộc Cơ quan An ninh Quốc gia đã vi hiến khi thu thập dữ liệu điện thoại của công dân Mỹ, đồng thời đòi cơ quan này hủy mọi dữ liệu thu thập được

19 tổ chức vận động chính trị và tôn giáo ở Mỹ hôm 16-7 đã đệ đơn kiện Cơ quan An ninh Quốc gia (NSA) về tính hợp pháp của việc thu thập dữ liệu điện thoại của công dân Mỹ.

Trong đơn kiện nộp lên tòa án liên bang California, các tổ chức này khẳng định những quyền của công dân Mỹ được quy định trong hiến pháp đã bị xâm phạm bởi hành vi thu thập dữ liệu điện thoại bí mật và trái phép của chính phủ. Trong số những tổ chức tham gia vụ kiện có Tổ chức Mặt trận Điện tử (EFF), Hòa bình xanh, Giám sát Nhân quyền…

img
Một cuộc biểu tình phản đối chương trình theo dõi điện thoại, internet của NSA
ở thành phố Boston - Mỹ hôm 4-7. Ảnh: REUTERS

Bà Cindy Cohn, luật sư của EFF, tổ chức đại diện cho bên nguyên, khẳng định: “Tu chính án số 1 bảo vệ quyền tự do gắn giao thiệp và bày tỏ quan điểm chính trị như là một nhóm, nhưng việc thu thập hàng loạt và không chọn lọc dữ liệu điện thoại của người Mỹ đã xâm phạm quyền này bằng cách cho chính phủ một bức tranh chi tiết về những mối quan hệ của chúng ta”.

Theo bà Cohn, chương trình thu thập trái phép những thông tin nói trên - nhất là khi nó diễn ra trên diện rộng và không có mục tiêu cụ thể trong thời gian dài - đã vi hiến. Đơn kiện tìm kiếm lệnh cấm đối với chương trình, đồng thời buộc NSA hủy mọi dữ liệu từng thu thập được.

Theo hãng tin PTI, đây là hành động pháp lý mới nhất nhằm vào Chính phủ Mỹ kể từ khi cựu nhân viên Cơ quan Tình báo Quốc gia Mỹ Edward Snowden tiết lộ những thông tin mật liên quan đến các chương trình theo dõi điện thoại, internet của NSA. Bộ Tư pháp Mỹ chưa có phản ứng gì về vụ kiện này.

Trong một vụ việc riêng biệt, Tòa án Giám sát tình báo nước ngoài (FISC) đã mở đường cho việc giải mật những tài liệu liên quan đến một chương trình thu thập dữ liệu của chính phủ. Một phán quyết của FISC hôm 15-7 cho biết chính phủ nên xem xét và quyết định xem những tài liệu nào nên được giải mật và thông báo cho tòa trước ngày 29-7.

Phán quyết trên được đưa ra dựa trên một lệnh của FISC vào năm 2008, theo đó yêu cầu Công ty Yahoo! cho phép chính phủ tiếp cận dữ liệu người dùng. Đến ngày 14-6, Yahoo! đã yêu cầu FISC công bố những tài liệu liên quan đến chương trình thu thập dữ liệu nói trên không lâu sau khi xuất hiện những tiết lộ của Snowden. Các công ty công nghệ khác như Google và Microsoft cũng đang tìm kiếm việc giải mật tài liệu về chương trình.

Trong một diễn biến liên quan, sau khi cựu nhân viên tình báo Mỹ Edward Snowden chính thức xin tị nạn tạm thời ở Nga, Tổng thống (TT) Vladimir Putin bình luận rằng mối quan hệ quốc tế là quan trọng hơn; Điện Kremlin không chấp nhận bất cứ hành động nào có thể gây tổn hại mối quan hệ Nga - Mỹ. Đồng thời, TT Putin nhấn mạnh Nga không thể và sẽ không hành xử như các quốc gia khác.

Theo lời TT Putin, Snowden không có ý định ở Nga mãi mãi. Nhà lãnh đạo Nga khẳng định: “Đó là số phận và sự chọn lựa của anh ta. Chúng tôi có sứ mệnh của mình, trong đó có việc xây đắp mối quan hệ Nga - Mỹ”. TT Nga đã từng cam đoan không dẫn độ Snowden về Mỹ nhưng ông đã 2 lần bày tỏ hy vọng “người thổi còi” sẽ sớm rời Nga.

Luật sư Anatoly Kucherena, thành viên Hội đồng Tư vấn Công dân, đã trực tiếp gặp Snowden tại sân bay, giải thích cho anh ta về các quy chế tị nạn tạm thời, sau đó chứng kiến Snowden nộp hồ sơ (gồm 15-20 tờ giấy khổ A4) cho một viên chức chính phủ đã được mời đến để nhận. Trong mấy ngày tới, anh ta có thể nhận được giấy tờ cho phép rời khỏi sân bay Sheremetyevo. Được biết, thời gian tị nạn tạm thời ở Nga là 1 năm và mỗi năm có thể gia hạn thêm 12 tháng.

Báo Vzglyad cho biết các nhà quan sát nhận định rằng việc chấp nhận cho Snowden tị nạn đáp ứng quyền lợi của Nga và sẽ tạo hình ảnh tích cực cho nhà nước Nga. Trong khi đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Patric Ventrell lại bày tỏ mong muốn Nga sẽ trục xuất Snowden. Mặt khác, theo báo The Guardian, Snowden đã trao đổi thư điện tử với cựu thượng nghị sĩ Mỹ Gordon Humphrey. Ông Humphrey viết: “Tôi tin rằng anh đã làm một việc đúng đắn khi phanh phui hành vi vi phạm hiến pháp Mỹ”.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo