xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

200 triệu USD của Glonass đi đâu?

NGUYỄN CAO

Một cuộc điều tra hình sự đang được tiến hành ở Công ty RKS về nghi vấn tham ô 6,5 tỉ rúp

Tuần lễ vừa qua là khoảng thời gian đặc biệt sôi động trong chiến dịch chống tham nhũng ở Nga. Ngày 6-11, Bộ trưởng Quốc phòng Anatoly Serdyukov bị cách chức vì dính líu đến vụ tham ô 3 tỉ rúp  ở Oboronservis, một công ty trực thuộc bộ. Ngày 9-11, thống đốc vùng Perm Roman Panov bị bắt tạm giam để phục vụ công tác điều tra vụ tham ô 93 triệu rúp tiền xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ Hội nghị Cấp cao APEC lần thứ 24 tại thành phố Vladivostok.

Lập công ty ma để ăn cắp tiền

Ngày 11-11, hãng tin RIA-Novosti đưa tin ông Yury Urlichich, tổng giám đốc RKS, Công ty Phát triển hệ thống vệ tinh định vị Glonass của Nga, đã bị đình chỉ công tác sau khi báo chí phanh phui phòng thiết kế của RKS bòn rút 6,5 tỉ rúp (tương đương 200 triệu USD) từ ngân sách nhà nước dành riêng cho Glonass, một chương trình không gian tốn kém nhất của Roskosmos, Cơ quan Không gian Vũ trụ Nga. Năm 2010, riêng chương trình này đã ngốn hết 1/3 ngân sách của Roskosmos.

Vụ án tham ô ở RKS được ông Igor Bozhkov tiết lộ với truyền thông Nga ngày 9-11. Ông này hiện nay là trưởng công an phụ trách an ninh hệ thống xe điện ngầm Moscow. Sáu tháng trước, ông là cục trưởng Cục 4 - Bộ Nội vụ Nga. Lúc đó, ông Bozhkov cho biết đã nhận được những thông tin đáng tin cậy về một vụ tham ô nghiêm trọng ngân sách nhà nước dành cho Glonass cách đây 2 năm rưỡi.

img

Hệ thống Glonass trong một cuộc triển lãm công nghệ không gian vũ trụ Nga. Ảnh: AP

Phát biểu với phóng viên hãng thông tấn RIA, ông Bozhkov nói: “Một số quan chức cao cấp ở RKS đang bị điều tra hình sự sau khi chúng  tôi điều nghiên tất cả tài liệu liên quan đến vụ án. Chưa có tên vị nào được công bố vì trước hết, chúng tôi cần phải thẩm định tài liệu thật chính xác để tránh những trường hợp oan sai”.

Ông Bozhkov cho biết theo chứng cứ có trong tay, cơ quan điều tra xác định 6,5 tỉ rúp đã bị tham ô. RKS đã ký nhiều hợp đồng giả để chuyển tiền ăn cắp đến các công ty ma do RKS thành lập. Những công ty này  tồn tại không quá 48 giờ.

Báo Moscow News dẫn lời một chuyên gia về công nghiệp vũ trụ cho biết 6,5 tỉ rúp bị bòn rút nói trên nằm trong tổng số  116,9 tỉ rúp mà Roskosmos dành cho chương trình Glonass từ năm 2001 đến 2011.

Không phải bây giờ người ta mới biết đến vụ tham ô ở RKS, tháng 7 vừa qua, báo chí đưa tin cảnh sát khám xét các văn phòng cơ quan RKS  trong lúc có tin đồn RKS, nhà thầu công nghiệp vũ trụ lớn nhất ở Nga, bị tố cáo tham ô. Kết quả cho thấy RKS đã chi một số tiền bất minh là 565 triệu rúp. Con số này quá nhỏ so với 6,5 tỉ rúp mà ông Bozhkov thông báo với báo chí.

Do đó, ông đã bị Alexander Zubakhin, người phát ngôn của RKS, phản pháo trong bản tin hãng thông tấn Interfax ngày 9-11: “Tôi rất ngạc nhiên bởi cuộc điều tra bí mật của Cục 4 - Bộ Nội vụ lại do trưởng công an phụ trách xe điện ngầm Moscow thông báo. Dường như thông tin loại này  do  công an giao thông cấp càng thấp công bố thì số tiền càng bị  thổi phồng một cách đáng sợ”.

Lời lẽ mỉa mai của người phát ngôn RKS lập tức bị một trợ lý giấu tên của Tổng thống Putin cảnh cáo. Theo Interfax, viên trợ lý này nhắc nhở các nhà lãnh đạo RKS không nên phủ nhận quá sớm vụ việc và “thận trọng khi phát biểu. Quý vị không nên coi thường tính chuyên nghiệp, nghiêm túc và năng lực của nhân viên điều tra”. Sau đó, theo Interfax, ngày 10-11, Alexander Zubakhin đã làm đơn tự nguyện từ chức.

Những người đứng sau vụ án

Có nhiều tình tiết tế nhị trong vụ án phức tạp này. Theo tờ The Moscow Times, quan hệ giữa Roskosmos và RKS đã trở nên rất căng thẳng từ tháng 3 năm nay khi ông Vladimir Popovkin, người điều hành Roskosmos, công khai tố cáo RKS chi xài vô tội vạ tiền chính phủ.
Cũng chính ông Popovkin, một nhân vật có nhiều góc cạnh mới được bổ nhiệm về Roskosmos hồi tháng 4-2011, đã cung cấp tài liệu cho Bộ Nội vụ tiến hành điều tra RKS.

Bởi lẽ đó, phó tổng giám đốc RKS đã phản pháo ngay, tố cáo ông Popovkin là một thành phần “vô chính phủ đội lốt cán bộ nhà nước”. Ngoài ra, RKS còn gửi thư ngỏ yêu cầu ông Popovkin từ chức vì bất tài.

Cuộc đấu đá giữa Roskosmos và RKS dấy lên giả thuyết hai cơ quan này tranh giành quyền kiểm soát hơn 400 tỉ rúp dành cho sự phát triển Glonass, hệ thống triển khai từ năm 1982 nhưng mới hoàn chỉnh hồi năm ngoái.

Thật ra, ai đứng đằng sau vụ án này? Theo  kênh TV số 1 Nga, nhân vật quan trọng nhất đứng đằng sau vụ điều tra là ông Sergei Ivanov, chánh văn phòng phủ tổng thống Nga. Ông Ivanov cho biết đã thảo luận với cơ quan điều tra về vụ án này từ nhiều năm trước nhưng không tiện nói ra. Với kinh nghiệm sĩ quan phản gián KGB, ông im lặng  để tránh “bứt dây động rừng”. Theo ông, vụ tham ô lớn này cần được khép vào tội phản quốc.

Ông Dmitry Rogozin, phó thủ tướng Nga phụ trách ngành công nghiệp hàng không vũ trụ, cũng đồng quan điểm với ông Ivanov. Theo ông, ngoài bản án 15 năm tù, cần phải tịch thu tài sản, kể cả tài sản được chuyển cho người thân. Có như thế mới mong chiến thắng trong chiến dịch chống tham nhũng của chính quyền ông Putin.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo