So với năm ngoái, sự chênh lệch tiền lương giữa nam giới và nữ giới năm nay có giảm nhưng không đáng kể (202 năm so với 217 năm của năm ngoái). Tuy nhiên, số lượng nữ giới tại môi trường làm việc chuyên nghiệp lại sụt giảm.
Giảng viên ở Anh biểu tình yêu cầu chấm dứt bất bình đẳng lương giữa nam và nữ Ảnh: Alamy Stock Photo
Theo tờ The Guardian (Anh), báo cáo năm nay của WEF thu thập dữ liệu từ 149 quốc gia và họ nhận thấy bình quân nữ giới chỉ được trả bằng 63% so với đồng nghiệp nam. Không có quốc gia nào mức lương của nam - nữ ngang nhau.
Lào có mức chênh lệch thấp nhất (nữ được trả bằng 91% nam); trong khi Yemen, Syria và Iraq nằm chót bảng (lương của nữ chưa bằng 30% nam). "Tại nơi làm việc, nữ giới vẫn gặp nhiều thách thức lớn trong việc thăng tiến lên những vị trí quản lý cấp cao. Với dữ liệu chúng tôi thu thập được, chỉ khoảng 34% nhà quản lý trên toàn thế giới là nữ" - WEF nhận định.
Bất bình đẳng giới trên chính trường cũng rất lớn và WEF ước tính nếu duy trì tốc độ thay đổi hiện tại, phải mất 107 năm nữa thế giới mới có số lượng chính trị gia nữ bằng với nam. "Chỉ có 17/149 nước được thu thập dữ liệu có lãnh đạo là nữ. Tính trung bình, thế giới chỉ có 18% số bộ trưởng và 24% nghị sĩ là nữ" - WEF nêu. Cũng theo WEF, Iceland là quốc gia bình đẳng nhất về vai trò chính trị của 2 giới song vẫn chênh nhau 33% (tăng so với năm ngoái).
Bình luận (0)