Đến giai đoạn cuối tháng 11-2017 và tháng 4-2018, ít nhất hai nhân viên ngoại giao Mỹ ở TP Quảng Châu – Trung Quốc, khẳng định họ bị các triệu chứng tương tự.
Và mới đây nhất, vào hôm 8-6, thêm hai nhân viên đại sứ quán Mỹ ở Cuba phải kiểm tra y tế để xem xét liệu họ có bị tổn thương não như những trường hợp nói trên hay không.
Điều lạ lùng nhất là đến thời điểm hiện tại, giới chuyên gia – từ các bác sĩ hàng đầu đến giới chức thực thi pháp luật Mỹ - vẫn chưa xác định được nguyên nhân gây ra những triệu chứng nói trên.
Vậy điều gì đang xảy ra với các nhân viên ngoại giao Mỹ? Dưới đây là 4 giả thuyết phổ biến:
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã triển khai một lực lượng đặc biệt để điều tra xem điều gì đang xảy ra với nhân viên ngoại giao Mỹ ở Cuba và Trung Quốc. Ảnh: Reuters
Vũ khí âm thanh
Các nhân viên ngoại giao Mỹ ở Cuba và Trung Quốc bị tấn công bằng vũ khí âm thanh. Dù vậy, hiện vẫn chưa rõ liệu Cuba hay Trung Quốc có sở hữu loại vũ khí này hay không. Trên thực tế, cảnh sát đôi khi vẫn sử dụng các thiệt bị âm thanh tầm xa để giải tán đám đông.
Tuy nhiên, giả thuyết vũ khí âm thanh chưa đủ sức thuyết phục. Chuyên gia công nghệ vũ khí Sharon Weinberger nói rằng việc sử dụng vũ khí âm thanh vốn phức tạp và tại sao một quốc gia lại sử dụng loại vũ khí này để làm hại người Mỹ trong khi việc thuê người tấn công họ đơn giản hơn nhiều.
Thiết bị nghe lén
Các nhân viên ngoại giao Mỹ có thể là nạn nhân của một loại thiết bị nghe lén phát ra sóng âm nguy hại có thể gây chấn thương não. Những thiết bị này thường phát ra siêu âm (âm thanh trên phạm vi nghe được của con người) hoặc hạ âm (âm thanh dưới phạm vi nghe được của con người).
Một số bác sĩ tin rằng hạ âm nhiều khả năng được sử dụng hơn vì chúng có thể đi xa hơn siêu âm. Do đó, những kẻ tấn công có thể sử dụng chúng ở khoảng cách xa hơn.
Hạ âm có thể gây ra một số triệu chứng, trong đó có mất thính giác, mà nhân viên ngoại giao Mỹ và Canada ở Cuba gặp phải - theo nghiên cứu được Viện Sức khỏe Quốc gia Mỹ công bố vào tháng 11-2001.
Cuba và Trung Quốc phủ nhận tấn công nhân viên ngoại giao Mỹ. Ảnh: Reuters
Độc tố
Theo tờ New York Times (Mỹ), một độc tố có thể gây tổn thương não và tai. Tuy nhiên, chuyên gia sinh lý học thính giác Mitchell Valdes-Sosa đến từ Cuba, từng khẳng định rằng giả thuyết chất độc hoặc bệnh truyền nhiễm không thuyết phục.
Một trong những lý do là các căn bệnh truyền nhiễm trong khu vực – chẳng hạn như sốt xuất huyết hay Zika – không gây ra những triệu chứng mà nhân viên ngoại giao Mỹ gặp phải. Hơn nữa, rất khó để tấn công toàn bộ cá nhân riêng biệt này một cách chính xác bằng chất độc.
Rối loạn phân ly tập thể
Theo giả thuyết này, những nhân viên ngoại giao Mỹ ở Trung Quốc lo sợ về những điều đã xảy ra với đồng nghiệp của họ đến mức phát bệnh.
Hiện vẫn chưa rõ liệu các nạn nhân có nói với nhau về những gì họ đã trải qua hay không và liệu điều này có khiến những người khác có cảm giác như họ bị các triệu chứng tương tự hay không.
Chứng rối loạn phân ly tập thể từng xảy ra vào năm 1518 khi một người phụ nữ tên Frau Troffea bắt đầu nhảy múa, dù không có nhạc, ở Strasbourg. Cô ta nhảy múa trong 6 ngày.
Sau một tuần, 34 người nhảy cùng cô, sau một tháng, 400 người tham gia. Theo BBC, "15 cư dân Strasbourg đã chết mỗi ngày vì đột quỵ, đau tim và kiệt sức" vào thời điểm đó.
Bình luận (0)