Các phóng viên ảnh của AP đã bất chấp nguy hiểm của phóng xạ để ghi lại hình ảnh của những người anh hùng giấu mặt tại Fukushima.
Tên “Fukushima 50” nhằm ám chỉ 50 người dũng cảm đầu tiên chấp nhận ở lại vùng tử địa. Nhưng sau đó, 150 đồng nghiệp của họ đã đến chung tay, chia thành các ca 50 người túc trực tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1. Con số này không dừng lại ở đó khi vào ngày 23-3, nhiều công nhân khác tiếp tục tuyên bố ở lại chiến đấu.
Đến lúc này, điện đã được phục hồi một phần trong nhà máy nhưng các công nhân vẫn chỉ có thể làm việc dưới ánh đèn pin tù mù, ngột ngạt.
Một công nhân tại phòng điều khiển tổ máy số 1 và số 2 của nhà máy Fukushima số 1
Theo dõi tình hình dưới ánh đèn pin tù mù
Kiểm tra kế hoạch sửa chữa nhà máy
Nhưng đó chưa phải là điều đáng sợ nhất. Bất chấp sức nóng dữ dội tỏa ra từ các lò phản ứng bị hư hại, họ luôn phủ kín mình trong bộ đồ bảo hộ để tự bảo vệ phần nào khỏi bầu không khí đậm đặc phóng xạ xung quanh.
Theo tờ Daily Mail (Anh), có thể 5 người đã tử vong và 15 người bị thương. Tất cả những người còn lại đều biết đích đến cuối cùng là cái chết vì nhiễm phóng xạ nhưng họ vẫn dũng cảm trụ lại, hy sinh bản thân vì người dân Nhật Bản.
Toàn thế giới vẫn chưa hết thổn thức mỗi khi đọc lại bản tin viết về một bức email ngắn ngủi mà một “cảm tử quân” gửi về nhà cho vợ mình: “Cả nhà hãy tiếp tục sống tốt nhé. Anh phải vắng nhà một thời gian”.
Hầu hết nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1đã đổ vỡ vì sóng thần
Khói đen bốc lên từ lò phản ứng số 3 ngày 23-3
Chuẩn bị bơm nước làm mát các lò phản ứng
Nỗ lực phục hồi hệ thống điện tại nhà máy
Bình luận (0)