xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

5 vũ khí của Ấn Độ đe dọa Trung Quốc

P.Nghĩa (Theo Want China Times)

(NLĐO) - Chuyên gia quốc phòng Kyle Mizokami đến từ thành phố San Francisco – Mỹ đã liệt kê ra 5 loại vũ khí quân sự của Ấn Độ có thể là mối đe dọa thường trực đối với lực lượng Quân đội Giải phóng nhân dân Trung Quốc trên chiến trường.

Thiết bị quân sự đầu tiên mà chuyên gia Mizokami đề cập, đó là tàu sân bay IND Vikramaditya mà Ấn Độ mua từ Nga. Chiếc tàu sân bay này bắt đầu phục vụ trong Hải quân Ấn Độ từ năm 2013, được đánh giá là tàu cung cấp mạnh nhất của New Delhi ở thời điểm hiện tại.

Ước tính tàu Vikramaditya có thể mang theo 30 chiến đấu cơ MiG-29K hoặc máy bay chiến đấu Tejas cùng 12 trực thăng quân sự. Nếu được triển khai chống lại Trung Quốc, Vikramaditya có khả năng cắt đứt các tuyến đường vận chuyển của quân đội Trung Quốc trên biển. Chuyên gia Mizokami cho biết: “Nếu chiến tranh xảy ra, Bắc Kinh phải nhập khẩu một lượng dầu mỏ lớn từ nước ngoài, 2/3 trong số đó đi qua Ấn Độ Dương”. Bên cạnh đó, Hải quân Ấn Độ còn có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực vận chuyển khi tàu sân bay của họ bắt đầu hoạt động từ năm 1961, sớm hơn nhiều so với Trung Quốc.

 

Tàu sân bay INS Vikramaditya. Ảnh: Indian Navy

Tàu sân bay INS Vikramaditya. Ảnh: Indian Navy

 

Mối đe dọa thứ hai chính là máy bay chiến đấu FGFA thế hệ 5 được trang bị riêng cho Không lực Quốc gia Ấn Độ. Thiết kế dựa trên nền tảng chiến đấu cơ PAK-FA của Nga, FGFA cho phép Không quân Ấn Độ đối đầu hiệu quả với các máy bay F-22J-20 đến từ phía Trung Quốc.

Loại vũ khí tiếp theo được nhắc đến là tên lửa chống tàu BrahMos. Với tốc độ Mach 3 (khoảng 3.675 km/h), thế hệ tên lửa hành trình siêu thanh này đặt ra một mối đe dọa đáng kể cho hệ thống phòng không Trung Quốc. Cả trên mặt đất và mặt biển, hệ thống phòng không Trung Quốc chỉ có vài giây để xử lý một cuộc tấn công thực hiện bằng tên lửa BrahMos.

Thiết bị quân sự thứ 4 trong danh sách là khu trục hạm lớp Kolkata. Nguyên tắc hoạt động không khác tàu sân bay Vikramaditya nhưng điều đáng chú ý là nó được trang bị 16 tên lửa hành trình BrahMos. Noài ra, tàu khu trục này còn có khả năng hoạt động độc lập trên biển.

Hệ thống vũ khí cuối cùng là tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo lớp Arihant. Theo chuyên gia Mizokami, Arihant có tầm phủ sóng cực rộng, có thể với tới tận lãnh thổ Trung Quốc trong đất liền chứ không chỉ ngoài biển. Tên lửa đạn đạo trên chiếc tàu ngầm này có tầm bắn 3.500 km, đủ sức nhấn chìm Bắc Kinh ngay từ vùng biển Ấn Độ Dương.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo