Còn ở Hồng Kông, nhiệt độ tối đa sẽ lên mức 33 độ C cho đến ngày 7-8.
Hai phụ nữ dùng báo che nắng ở thủ đô Seoul-Hàn Quốc hôm 1-8. Ảnh: AP
Người dân nhảy xuống hồ ở TP Ketchikan - Mỹ trong thời tiết oi bức. Ảnh: Twitter
Không chỉ châu Á, nắng nóng cũng càn quét bán đảo Iberia ở Tây Nam châu Âu khiến nhiệt độ tại Bồ Đào Nha hôm 28-7 chạm mức 45 độ C, cao hơn mức ở Tây Ban Nha 1-2 độ C.
Chính quyền Bồ Đào Nha đã cảnh báo cháy rừng và ban bố cảnh báo đỏ ở nhiều khu vực. Trong khi đó, tại Tây Ban Nha, nhiệt độ một số nơi như Extremadura, Castilla La Mancha, Andalusia, Madrid và thung lũng Ebro dự kiến bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong những ngày tới.
Hai du khách chụp ảnh với bảng thông báo nhiệt độ ở Cordoba - Tây Ban Nha. Ảnh: EPA
Văn phòng khí tượng Tây Ban Nha (AEMET) cho biết đợt nóng kéo dài từ ngày 1-8 đến ít nhất ngày 4 ngày tới do ảnh hưởng của khối không khí nóng di chuyển từ châu Phi. Các chuyên gia y tế khuyến cáo người dân uống nhiều nước, tránh tiếp xúc với ánh nắng cũng như chăm sóc đặc biệt trẻ em, người già và bệnh nhân.
Văn phòng khí tượng Anh (MET) cũng cảnh báo nhiệt độ cực đoan ở châu Âu có thể vượt qua các kỷ lục cũ trong những ngày tới và du khách có ý định đến đây nên có sự chuẩn bị. Nhiệt độ cao nhất từng được ghi nhận ở châu Âu là 48 độ C ở thủ đô Athens - Hy Lạp vào năm 1977 trong khi tỉnh Cordoba - Tây Ban Nha chạm mốc cao kỷ lục 47,3 độ C vào tháng 7 năm ngoái. Riêng tại Anh, nắng nóng dự kiến kéo dài đến tuần tới, với nhiệt độ dự đoán chạm mức 31 độ C ở thủ đô London và khu vực Đông Nam.
Du khách chụp với bảng thông báo nhiệt độ khoảng 54,44 độ C ở Mỹ. Ảnh: CNN
Tại Mỹ, vườn quốc gia Thung lũng Chết trở thành nơi có nhiệt độ tháng nóng nhất thế giới với nhiệt độ trung bình mỗi tháng tại đây vào khoảng 42,27 độ C. Trong khi đó, nhiệt độ cao trong ngày được ghi nhận là 52,77 độ C, kéo dài liên tục 4 ngày hồi tháng trước. Kinh khủng hơn, nhiệt độ trong 10 đêm của tháng 7 không dưới 37,77 độ C.
Bình luận (0)