xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Ác mộng ly hôn "talaq"

XUÂN MAI

Cuộc đấu tranh chống tục "talaq" lên đến cao trào hồi năm ngoái khi một phụ nữ 2 con nộp đơn lên Tòa án Tối cao Ấn Độ tìm kiếm công lý

Hình thức ly hôn tức thì bằng cách nói từ "talaq" (ly hôn) 3 lần vừa bị Tòa án Tối cao Ấn Độ cấm. Lý do, đây là hủ tục "phi Hồi giáo, độc đoán và vi hiến".

Cuộc chiến gian nan

Thắng lợi lịch sử này được xem là thành quả của cuộc chiến gian nan bắt đầu vài thập kỷ trước. Nhiều năm qua, phụ nữ Hồi giáo ở Ấn Độ than thở họ sống trong nỗi sợ không dứt trước nguy cơ bị chồng "đuổi" ra khỏi nhà chỉ sau vài giây nếu người bạn đời đọc từ "talaq" 3 lần. Cuộc đấu tranh này lên đến cao trào hồi năm ngoái khi một phụ nữ 2 con nộp đơn lên Tòa án Tối cao tìm kiếm công lý.

Theo kiến nghị được nộp vào tháng 2-2016, chị Shayara Bano, 35 tuổi, cho biết khi đến nhà cha mẹ ở bang Uttarakhand để chữa bệnh thì nhận được thư thông báo quyết định ly hôn của người chồng sau 15 năm chung sống. Bano tìm cách gặp lại người chồng tại TP Allahabad nhưng bất thành và cũng không được phép gặp con. Trong kiến nghị, chị kêu gọi tòa ra lệnh cấm kiểu ly dị này vì nó cho phép đàn ông Hồi giáo đối xử với vợ chẳng khác nào "nô lệ".

Bano cũng yêu cầu tòa cấm phong tục "halala" - kết hôn với một người đàn ông lạ, sau đó ly hôn để được tái hôn cùng chồng cũ - và đa thê (đàn ông Hồi giáo được phép cưới 4 vợ). Chị cho rằng các hủ tục này là "bất hợp pháp, vi hiến, phân biệt đối xử và chống lại các nguyên tắc hiện đại về bình đẳng giới".

Trong những năm qua, nhiều phụ nữ Hồi giáo đã đưa tục ly hôn tức thì ra tòa nhưng đều thất bại bởi họ không nêu lên được lý do thuyết phục như Shayara Bano. Luật sư của Bano, ông Balaji Srinivasan, nói với đài BBC: "Đây là lần đầu tiên một phụ nữ Hồi giáo đã phản đối chuyện ly hôn với lý do quyền cơ bản của cô ấy bị xâm phạm".

Được bảo vệ bởi hiến pháp, những quyền này thường được xem là "xương sống" của nền dân chủ Ấn Độ và chúng không thể dễ dàng bị thay đổi hoặc tước đoạt. Vì lẽ đó, một công dân có thể tìm kiếm sự can thiệp của pháp luật nếu những quyền của họ bị xâm phạm. "Bano lập luận rằng quyền được bình đẳng của mình bị vi phạm và tòa cấp cao đã đồng ý tiếp nhận kiến nghị của cô" - ông Srinivasan giải thích.

Ác mộng ly hôn talaq - Ảnh 1.

Các nhà hoạt động thường xuyên phản đối tục “talaq” trước khi nó bị Tòa án Tối cao Ấn Độ cấm Ảnh: EPA

Vấn đề tranh cãi

Về phần mình, chị Bano kêu gọi mọi người chấp nhận phán quyết và không chính trị hóa vấn đề: "Tôi thấy đau lòng khi gia đình mình tan vỡ. Tôi hy vọng không một ai khác rơi vào hoàn cảnh này trong tương lai".

Hai tháng sau khi Bano nộp kiến nghị, một phụ nữ tên Aafreen Rahman cũng phản đối cuộc ly hôn của mình lên Tòa án Tối cao. Những tuần sau đó, 3 phụ nữ khác và 2 tổ chức bảo vệ phụ nữ có động thái tương tự. Bà Hasina Khan, nhà sáng lập tổ chức Beebak Collective chống ly hôn tức thì, gọi đây là phán quyết lịch sử. "Chúng tôi rất vui mừng. Phụ nữ Hồi giáo đã đấu tranh trong nhiều năm" - bà Khan nói với đài BBC.

Từ năm 2007, Phong trào Phụ nữ Hồi giáo Ấn Độ (BMMA) bắt đầu lập danh sách những trường hợp phụ nữ trở thành nạn nhân của các vụ ly hôn tức thì và đa thê. "Chúng tôi khảo sát 4.710 phụ nữ và ghi nhận 525 người trong số này đã ly dị. Đáng chú ý, 414 trường hợp ly hôn có liên quan đến tục "talaq" - bà Zakia Soman, một trong những thành viên sáng lập tổ chức, cho biết.

Theo báo cáo của BMMA, gần 100 trường hợp phụ nữ không có nơi nào để đi sau khi bị ly hôn bằng tục "talaq". Các nhà hoạt động cũng cảnh báo công nghệ hiện đại còn giúp nam giới Hồi giáo bỏ vợ dễ dàng hơn thông qua điện thoại, thư điện tử, tin nhắn hoặc các ứng dụng như Skype, WhatsApp, Facebook...

Tục "talaq" luôn là vấn đề gây tranh cãi. Hội đồng Luật Hồi giáo cá nhân toàn Ấn Độ (AIMPLB), một trong những tổ chức phản đối lệnh cấm của tòa, lập luận "talaq" đã tồn tại hơn 1.400 năm và mặc dù bị cho là sai trái nhưng đây là vấn đề về đức tin của Hồi giáo. Tổ chức này thậm chí cho rằng nếu đàn ông không thể ly dị, họ có thể sử dụng cách giết hoặc thiêu sống vợ! Bên cạnh đó, AIMPLB quả quyết tòa án không có thẩm quyền để giải quyết vấn đề này.

Các học giả Hồi giáo cho biết Kinh Koran rõ ràng diễn giải quá trình xử lý một vụ ly hôn phải kéo dài trong 3 tháng để các cặp đôi có thời gian suy nghĩ và hòa giải. Trong khi đó, "talaq" đã tồn tại trong nhiều thập kỷ qua dù không được đề cập trong Luật Hồi giáo Sharia cũng như Kinh Koran. 

Hầu hết quốc gia Hồi giáo, trong đó có Pakistan và Bangladesh, đã cấm tục "talaq" nhưng nó vẫn được duy trì ở Ấn Độ - nơi không có luật hôn nhân và ly dị được áp dụng cho mọi công dân. Với bước đi trên, quốc gia Nam Á này đã trở thành nước thứ 23 cấm tục "talaq", đứng chung danh sách với Ai Cập, Sri Lanka, Malaysia... 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo