xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Ai Cập: Đòi lật đổ chính phủ vì trả đảo cho Ả Rập Saudi

N. Thương (theo Reuters)

(NLĐO) - Hôm 15-4, hàng ngàn người Ai Cập tức giận bởi việc Tổng thống Abdel Fattah al-Sisi quyết định “tặng” 2 hòn đảo cho Ả Rập Saudi đã đổ xuống đường biểu tình đòi lật đổ chính phủ và đòi ông Sisi phải từ chức.

Phản ứng của người dân Ai Cập cho thấy ông Sisi đã không còn được ủng hộ rộng rãi như khi ông mới lên nắm quyền vào năm 2013.

Hãng tin Reuters dẫn lời thuật lại của các nhân chứng rằng cảnh sát chống bạo động đã bao vây khu vực tập trung đông người biểu tình nhất (ngay trung tâm thủ đô Cairo) và giải tán đám đông bằng hơi cay. Lực lượng an ninh Ai Cập cũng bắt giữ 119 người ở một số nơi diễn ra biểu tình.


Một sĩ quan Ai Cập trấn giữ một trong những địa điểm diễn ra biểu tình hôm 15-4. Ảnh: Reuters

Một sĩ quan Ai Cập trấn giữ một trong những địa điểm diễn ra biểu tình hôm 15-4. Ảnh: Reuters

Các quan chức Ả Rập Saudi và Ai Cập cho rằng 2 hòn đảo Tiran và Sanafir thuộc về Ả Rập Saudi và chỉ được giao cho Ai Cập quản lý vào năm 1950, khi Riyadh nhờ Cairo bảo vệ chúng.

Chính phủ của ông Sisi đã bị báo chí, truyền thông Ai Cập và người dân chỉ trích dữ dội sau thông báo nhường chủ quyền 2 hòn đảo không có người ở trên biền Đỏ là Tiran và Sanafir cho Ả Rập Saudi.

Những người phản đối đã dùng y hệt những khẩu hiệu được sử dụng trong cuộc nổi dậy năm 2011 chống Tổng thống Ai Cập lúc đó là ông Hosni Mubarak. Họ hét lên: “Chúng tôi muốn chế độ này sụp đổ. “Sisi-Mubarak”, chúng tôi không muốn ông làm Tổng thống, hãy biến đi”, cùng với những câu khác như “Chúng tôi sở hữu đất đai và các ông là những kẻ đã bán đất của chúng tôi”.

Trong khi đó, phía Nhà Trắng cho biết chính phủ Mỹ, vốn xem Ai Cập là một đồng minh quan trọng, sẽ tiếp tục quan sát cẩn trọng diễn biến.

Ả Rập Saudi và các quốc gia Vùng Vịnh giàu có khác đã đổ hàng tỉ USD vào Ai Cập để hỗ trợ nước này sau khi ông Sisi lên nắm quyền thay cựu Tổng thống Mohamed Mursi của tổ chức Anh em Hồi giáo năm 2013.

Nhưng việc giá dầu giảm mạnh cùng những bất đồng với Cairo về những vấn đề khu vực (chẳng hạn chiến tranh ở Yemen) đã đặt ra câu hỏi liệu các quốc gia Vùng Vịnh này có thể duy trì hỗ trợ cho Ai Cập hay không.


Những người biểu tình hét to những khẩu hiệu chống ông Sisi. Ảnh: Reuters

Những người biểu tình hét to những khẩu hiệu chống ông Sisi. Ảnh: Reuters

Những người dân Ai Cập vốn rất háo hức chờ đợi kinh tế phục hồi sau nhiều năm bất ổn chính trị nhưng có vẻ vụ “tặng đảo để tỏ lòng biết ơn” này của chính phủ đã làm tổn thương đến niềm tự hào dân tộc.

Các nhà quan sát cho rằng chính phủ Ai Cập đã xử lý không tốt hàng loạt vụ khủng hoảng, từ vụ điều tra vụ án sinh viên cao học người Ý Giulio Regeni (28 tuổi) bị giết chết ở Cairo cho đến vụ một quả bom làm nổ tung máy bay Nga trên bán đảo Sinai hồi tháng 10 năm ngoái.

Những vết tích tra tấn trên cơ thể Regini khiến các nhà hoạt động nhân quyền kết luận anh đã chết dưới tay lực lượng an ninh Ai Cập dù họ phủ nhận điều này. Vụ việc làm trỗi dậy những lời phàn nàn về sự thô bạo của cảnh sát, một trong những lý do khiến người Ai Cập chống ông Mubarak trước đây.

Bên cạnh đó, người dân Ai Cập cũng đang dần mất kiên nhẫn trước nạn tham nhũng, tình trạng nghèo đói và thất nghiệp hiện vẫn chưa được khắc phục hiệu quả.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo