xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Ai Cập rơi vào số phận Syria

MỸ NHUNG

Ai Cập có thể càng thêm bất ổn và Mỹ sẽ đau đầu hơn nếu cựu tổng thống Hosni Mubarak được thả ra trong tuần này

Cũng như Syria hơn 2 năm trước, chính phủ lâm thời Ai Cập với sự hậu thuẫn của quân đội đang đáp trả các cuộc biểu tình bằng bạo lực đẫm máu, cùng với đó là phớt lờ cảnh báo của Mỹ và phương Tây. Nếu tiếp tục trượt dài, Ai Cập rồi cũng nếm mùi cay đắng như Syria: nội chiến, dòng người tị nạn như thác lũ, sự bành trướng của các chi nhánh al-Qaeda...

Lá bài mà Mỹ và châu Âu đang muốn tận dụng chính là nguồn viện trợ cho Ai Cập. Theo tin mới nhất của đài CNN ngày 20-8, chính quyền của Tổng thống Mỹ Barack Obama đang "tái lập trình" các nguồn quỹ cho Ai Cập. Trước mắt, một vài khoản viện trợ cho quân đội Ai Cập chính thức bị tạm dừng, theo nguồn tin từ Thượng nghị sĩ Patrick Leahy - Chủ tịch Tiểu ban Phân bổ ngân sách liên bang và Hoạt động nước ngoài.  

img
Thi thể người biểu tình trong nhà thờ Hồi giáo Al-Fateh sau cuộc đụng độ ngày 16-8. Ảnh: EPA
 
Nhiều ý kiến cho rằng cắt viện trợ - tổng cộng 1,55 tỉ USD/năm - thì Mỹ sẽ mất ảnh hưởng với quân đội Ai Cập. Nhưng những gì xảy ra 7 tuần qua cho thấy Tư lệnh quân đội Ai Cập Abdel Fatah al-Sissi dường như không thèm đếm xỉa gì mấy.

Tiếp bước Mỹ, vào ngày 21-8, ngoại trưởng các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) sẽ họp khẩn để bàn chuyện ngừng viện trợ Ai Cập. Theo văn phòng thống kê Ai Cập, EU là đối tác thương mại lớn nhất của nước này với kim ngạch đạt đến gần 34,5 tỉ USD vào năm 2011, vượt trội so với 8,2 tỉ USD của Mỹ. Các khoản vay dài hạn và viện trợ EU dành cho Ai Cập vào năm ngoái đạt khoảng 6,7 tỉ USD. Đó là chưa kể số vũ khí trị giá 400 triệu USD/năm mà Ai Cập mua của EU. Những con số này cho thấy Ai Cập chịu sức ép của Mỹ và EU nhiều hơn Syria hay bất cứ quốc gia Ả Rập nào khác, từ viện trợ quân sự, phụ thuộc vũ khí đến ngành du lịch và đầu tư nước ngoài...

Ai Cập đang trở thành mặt trận của nhiều thế lực trong khu vực, cụ thể là nhận được cam kết hỗ trợ tới 12 tỉ USD từ các nước vùng Vịnh do Ả Rập Saudi dẫn đầu. Dù vậy, đó chỉ là những hỗ trợ tạm thời, về lâu dài, Ai Cập vẫn cần tiền của châu Âu và thỏa thuận với Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) - nơi Mỹ có ảnh hưởng cực mạnh - để khôi phục đất nước.
 
Diễn biến mới nhất hiện nay khiến Ai Cập có thể càng thêm bất ổn và Mỹ sẽ đau đầu hơn, đó là việc cựu tổng thống Hosni Mubarak sắp được thả trong tuần này do các công tố viên đã xóa cáo buộc tham nhũng cho ông. Ngoài cáo buộc tham nhũng, cựu tổng thống 85 tuổi vẫn đang bị xét xử với cáo buộc giết hại hàng trăm người biểu tình trong cuộc nổi dậy năm 2011. Tuy nhiên, thời hạn tạm giam 2 năm để chờ bản án cuối cùng đã hết nên ông Mubarak phải được thả ra. Ông bị bắt từ tháng 4-2011.  

Trong khi đó, giới chức Ai Cập ngày 19-8 tuyên bố lãnh tụ tinh thần của Anh em Hồi giáo, ông Mohammed Badie, đã bị bắt ở Cairo cùng với 2 thành viên cấp cao khác là Youssef Talaat và Hassan Maleik. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo