Những con đường trống trải bị chắn ngang bởi thùng phuy và dây thép gai, những tòa nhà im lìm trong đổ nát trong khi cỏ dại mọc um tùm.
Đó là mảnh đất không người nằm trên đảo Cyprus tại Địa Trung Hải và cảnh tượng ở đây đã giữ nguyên như vậy suốt 44 năm qua, bị thời gian đóng băng khi một cuộc kỷ niệm nữa của sự chia cắt nhiều thập kỷ lại đang trôi qua.
Những hình ảnh dưới đây ghi lại cảnh tượng ám ảnh trong lòng TP Nicosia, nơi hiện là thành phố thủ đô bị chia cắt duy nhất trên thế giới, bị tách biệt bởi vùng đệm "green line" của Liên Hiệp Quốc (LHQ).
Những con đường trống trải bị chắn ngang bởi những chiếc thùng và dây thép gai, những tòa nhà im lìm trong đổ nát trong khi cỏ dại mọc um tùm. Ảnh: Daily Mail
Dây thép gai giăng đầy thành phố. Ảnh: Daily Mail
Cảnh tượng ở đây đã giữ nguyên như vậy suốt 44 năm qua, bị thời gian đóng băng khi một cuộc kỷ niệm nữa của sự chia cắt nhiều thập kỷ lại đang trôi qua. Ảnh: Daily Mail
Cyprus bị chia cắt năm 1974 khi Thổ Nhĩ Kỳ đưa quân tới sau một cuộc đảo chính của những người ủng hộ thống nhất với Hy Lạp.
Chỉ có Thổ Nhĩ Kỳ công nhận sự tuyên bố độc lập của người Cyprus Thổ Nhĩ Kỳ tại phần phía Bắc của đảo, nơi Thổ Nhĩ Kỳ vẫn giữ hơn 35.000 quân đóng ở đây.
Chiến dịch quân sự vào ngày 20-7 năm đó – với mật danh Chiến tịch Attila do người Thổ Nhĩ Kỳ tiến hành - đã đánh bật 165.000 quân Cyprus Hy Lạp. Trong khi đó, khoảng 40.000 người Cyprus Thổ Nhĩ Kỳ đã bị đánh đuổi trong đợt bạo lực những năm 1960 và một cuộc chuyển giao dân số năm 1975.
Chiến dịch can thiệp quân sự năm 1974 của Thổ Nhĩ Kỳ sau đó đã dẫn tới sự chia cắt trên đảo, trong đó 37% diện tích đảo đang do lực lượng thân Thổ Nhĩ Kỳ nắm giữ. Ảnh: Daily Mail
Vùng kiểm soát thực tế của Cộng hòa Cyprus chiếm 59% diện tích đảo ở phía nam. Green Line do Liên Hợp Quốc kiểm soát với một vùng đệm phân chia hai vùng trên và chiếm 3% diện tích hòn đảo. Ảnh: Daily Mail
Ảnh: Daily Mail
Căng thẳng giữa người Cyprus Hy Lạp và người Cyprus Thổ Nhĩ Kỳ lên tới đỉnh điểm vào năm 1963 khi Tổng thống Makarios lúc bấy giờ đề xuất cải cách hiến pháp. Trong khoảng thời gian này, cả hai cộng đồng đều gánh chịu hàng trăm thương vong trong các cuộc đụng độ lan rộng, với thêm hàng trăm người nữa mất tích và được cho là đã chết.
Chiến dịch can thiệp quân sự năm 1974 của Thổ Nhĩ Kỳ sau đó đã dẫn tới sự chia cắt trên đảo, trong đó 37% đang do lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ nắm giữ. Vùng kiểm soát thực tế của Cộng hòa Cyprus chiếm 59% diện tích đảo ở phía nam. Green Line do Liên Hợp Quốc kiểm soát với một vùng đệm phân chia hai vùng trên và chiếm 3% diện tích hòn đảo. Ngoài ra, còn lại là 2 vùng căn cứ có chủ quyền thuộc Anh.
Dưới đây là một số hình ảnh về Cyprus năm 1974, năm đã thay đổi hoàn toàn hòn đảo này:
Khói bốc lên sau những tiếng nổ lớn trong vụ can thiệp quân sự của Thổ Nhỹ Kỳ trên đảo Cyprus ngày 20-7-1974. Ảnh: EPA
Nỗi đau mất người thân trong sự kiện can thiệp của Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: Daily Mail
Binh sĩ Mỹ phát bánh mì cho người tị nạn tại Cyprus trong cuộc khủng hoảng. Ảnh: Daily Mail
Hàng trăm người mất tích trong cuộc khủng hoảng. Ảnh: Daily Mail
Hình ảnh binh lính Thổ Nhĩ Kỳ trong đợt can thiệp quân sự năm 1974. Ảnh: EPA
Một người mất nhà trong cuộc xung đột. Ảnh: Daily Mail
Bình luận (0)