xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Âm mưu vây biển Đông

Hoàng Phương

Ảnh vệ tinh mới nhất cho thấy Trung Quốc dường như đang thiết lập cơ sở radar trên các đảo nhân tạo xây trái phép ở biển Đông

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị hôm 23-2 bắt đầu chuyến công du Mỹ kéo dài 3 ngày giữa lúc quan hệ hai nước căng thẳng vì hành vi quân sự hóa, cản trở tự do đi lại của Bắc Kinh ở biển Đông.

Không thể so với Hawaii

Tại Washington, ông Vương chắc chắn sẽ đối mặt phản ứng gay gắt của giới chức chủ nhà. “Các bằng chứng xuất hiện hằng ngày cho thấy đang có sự gia tăng hành động quân sự hóa (của Trung Quốc) theo cách này hay cách khác ở biển Đông” - Ngoại trưởng Mỹ John Kerry lên tiếng trước thềm cuộc gặp ông Vương.

Trong một diễn biến báo trước không khí căng thẳng, Nhà Trắng hôm 22-2 bác bỏ mạnh mẽ lời lẽ của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, theo đó hành động của Bắc Kinh ở biển Đông không khác gì việc Washington triển khai các cơ sở phòng thủ để bảo vệ đảo Hawaii. “Không có quốc gia nào tranh chấp chủ quyền Hawaii (với Mỹ)” - ông Josh Earnest, thư ký báo chí Nhà Trắng nhấn mạnh đến sự khác biệt so với tình hình biển Đông, nơi đang xảy ra tranh chấp lãnh hải có liên quan đến Trung Quốc.

 


Ảnh vệ tinh chụp những cơ sở Trung Quốc xây trái phép trên đá Châu Viên thuộc quần đảo Trường Sa. Ảnh: CSIS

Ảnh vệ tinh chụp những cơ sở Trung Quốc xây trái phép trên đá Châu Viên thuộc quần đảo Trường Sa. Ảnh: CSIS

 

Không vừa gì, Tân Hoa Xã hôm 23-2 cũng lớn tiếng cảnh báo Washington cần biết rõ rằng Bắc Kinh sẽ “không thỏa hiệp về vấn đề toàn vẹn lãnh thổ”. “Liệu chuyến đi của ông Vương Nghị có thành công? Ít ra thì hai bên cũng có thể đối thoại để biết rõ mình khác biệt đến đâu. Tuy nhiên, tôi không nghĩ họ có thể đạt được kết quả nào đó cụ thể” - ông Lee Seong Hyon, nhà nghiên cứu tại Viện Sejong (Hàn Quốc), nói với trang tin Bloomberg.

Mỹ vào tuần rồi chỉ trích Trung Quốc leo thang căng thẳng bằng cách triển khai tên lửa đất đối không đến đảo Phú Lâm (thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam nhưng đang bị Bắc Kinh chiếm giữ trái phép). Theo giới chức Mỹ, những gì diễn ra cho thấy Trung Quốc “nói một đường, làm một nẻo” với cam kết không quân sự hóa đảo nhân tạo được Chủ tịch Tập Cận Bình đưa ra trong chuyến thăm Nhà Trắng vào năm ngoái.

Giám sát tàu, máy bay

Chưa hết, những hình ảnh vệ tinh chụp từ cuối tháng 1 đến giữa tháng 2-2016 cho thấy Trung Quốc dường như đang lập cơ sở radar trên các đảo nhân tạo xây trái phép với cùng mưu đồ độc chiếm biển Đông. Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), trụ sở ở Mỹ, hôm 22-2 cho biết Bắc Kinh dường như đã xây tháp radar trên đá Ga Ven, đá Tư Nghĩa, đá Gạc Ma và đá Châu Viên. Đây là 4/7 đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng phi pháp ở quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Đáng chú ý, ông Greg Poling, người phụ trách Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á tại CSIS, cho biết một cơ sở radar cao tần dường như đang được xây dựng trên đá Châu Viên, bên cạnh hải đăng, bãi đáp trực thăng, boong-ke ngầm và những thiết bị liên lạc khác.

“Một hệ thống radar cao tần, nếu có, sẽ cải thiện khả năng giám sát tàu và máy bay ở biển Đông. Điều này đóng vai trò rất quan trọng trong chiến lược chống tiếp cận/xâm nhập khu vực mà Trung Quốc theo đuổi nhằm hạn chế hoạt động của Mỹ ở biển Đông, trong đó có việc đưa lực lượng đến biển Đông trong trường hợp xảy ra khủng hoảng ở Đông Bắc Á” - ông Poling nhận định với tờ The Washington Post. Trang USNI News đánh giá hệ thống radar trên còn có thể đe dọa các máy bay tàng hình của Mỹ và đồng minh hoạt động ở khu vực.

Bắc Kinh cho đến giờ vẫn bao biện rằng chương trình xây dựng của họ ở biển Đông chủ yếu phục vụ mục đích dân sự. Lời lẽ này bị chuyên gia Poling phản bác mạnh mẽ: “Người ta sẽ không cần đến một đường băng dài 3.000 m dành cho máy bay dân sự, cũng không cần đến một hệ thống radar cao tần để đưa ra cảnh báo sớm cho hoạt động hàng không thương mại”. Vì thế, tờ The Wall Street Journal nhận định những bước đi trên đã phơi bày mưu đồ kiểm soát vùng biển và không phận ở biển Đông.

Để đối phó, các nhà hoạch định chiến lược quân đội và Lầu Năm Góc đang xem xét khả năng triển khai các đơn vị pháo di động đến biển Đông để khi cần có thể vận hành như hệ thống phòng không nhằm đối phó mối đe dọa từ tên lửa. Lầu Năm Góc chưa chính thức xác nhận song người phát ngôn Lầu Năm Góc Bill Urban khẳng định Washington vẫn tiếp tục hợp tác để nâng cao năng lực bảo vệ an ninh hàng hải của các đối tác, đồng minh trong khu vực.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo