xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Ấn Độ đua đến sao Hỏa

Hoàng Phương

Tàu vũ trụ thăm dò sao Hỏa của Ấn Độ dự kiến sẽ đến sao Hỏa vào năm 2014 sau hành trình kéo dài khoảng 300 ngày

Ấn Độ đã phóng thành công tàu vũ trụ thăm dò sao Hỏa hôm 5-11, bước đầu chinh phục mục tiêu trở thành nước châu Á đầu tiên thực hiện được sứ mệnh này sau Mỹ, Nga và châu Âu.

Khẳng định vị thế

Tàu thăm dò của Ấn Độ (gọi tắt là MOM và có tên không chính thức là Mangalyaan) được phóng lúc 16 giờ 8 phút (giờ Việt Nam). Dự kiến nó đến sao Hỏa vào năm 2014 sau hành trình kéo dài khoảng 300 ngày. Nếu tàu này đi vào quỹ đạo của sao Hỏa, cơ quan không gian Ấn Độ chính thức trở thành cơ quan thứ 4 trên thế giới làm được điều này.

img
Hình ảnh vụ phóng tàu vũ trụ thăm dò sao Hỏa của Ấn Độ Ảnh: NDTV

Việc phóng MOM là nỗ lực khẳng định vị thế của Ấn Độ trong cuộc chạy đua không gian với các nước lớn ở châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc… Giáo sư Andrew Coates, làm việc tại Phòng Thí nghiệm khoa học không gian Mullard (Anh), nói với đài BBC: “Sứ mệnh này đã thật sự đưa Ấn Độ vào câu lạc bộ những nước thám hiểm không gian”. Theo Tổ chức Nghiên cứu Không gian Ấn Độ (ISRO), 2 trong số những nhiệm vụ chính của sứ mệnh là tìm kiếm khí methane trong bầu khí quyển sao Hỏa - một dấu hiệu cho thấy hành tinh có khả năng duy trì sự sống - và vẽ bản đồ bề mặt sao Hỏa.

Ông K Radhakrishnan, Chủ tịch ISRO, cho biết mục đích của chương trình không gian Ấn Độ là tìm kiếm giải pháp cho những vấn đề của con người và xã hội. Ông cũng bác bỏ những bình luận về cuộc đua giữa Ấn Độ và Trung Quốc trong không gian khi cho rằng Ấn Độ chỉ đua với bản thân mình.

Bị chỉ trích

Việc phóng thành công MOM cho phép Ấn Độ ít ra có cái để tự hào trong cuộc đối đầu với Trung Quốc trong lĩnh vực thám hiểm không gian. Trung Quốc trước đó đã phóng tàu thăm dò Yinghuo-1 với hy vọng nó sẽ đến quỹ đạo sao Hỏa vào cuối năm 2012. Tuy nhiên, tàu Phobos Grunt của Nga mang theo Yinghuo-1 đã mắc kẹt trên quỹ đạo trái đất không lâu sau vụ phóng hồi tháng 11-2011. Một nỗ lực tương tự của Nhật thất bại hồi năm 1998.

Sứ mệnh thăm dò sao Hỏa được Thủ tướng Manmohan Singh công bố vào tháng 8-2012. Dự án này ước tính tốn khoảng 73 triệu USD và có sự tham gia của hơn 500 nhà khoa học tại NSRO. Ông Subbiah Arunan, người đứng đầu dự án, cho biết ông không nghỉ phép ngày nào trong 15 tháng qua, ngủ tại trung tâm vệ tinh của ISRO ở TP Bangalore và chỉ về nhà 1 hoặc 2 giờ mỗi ngày.

Dù vậy, không phải ai cũng hoan nghênh dự án nói trên. Một số nhà khoa học và kinh tế cho rằng chính phủ đã phí tiền và công sức cho dự án khi mà đất nước còn nhiều lĩnh vực thiết yếu hơn cần được ưu tiên quan tâm như y tế hoặc năng lượng. Bên cạnh đó, rủi ro của sứ mệnh thăm dò sao Hỏa vẫn còn nhiều. Theo thống kê, đã có khoảng 40 sứ mệnh loại này được thực hiện từ năm 1960, trong đó hơn phân nửa thất bại.
 

Trung Quốc trưng bày mô hình tàu thăm dò mặt trăng

Trung Quốc hôm 5-11 đã trưng bày mô hình tàu tự hành thăm dò mặt trăng dự kiến được dùng trong sứ mệnh sắp tới tại Hội chợ Công nghiệp Quốc tế ở Thượng Hải. Con tàu gồm 6 bánh xe và được trang bị các tấm năng lượng mặt trời. Bắc Kinh có ý định đưa tàu thăm dò đầu tiên lên mặt trăng vào cuối năm nay. Đây là một trong số những mục tiêu đầy tham vọng của chương trình không gian Trung Quốc nhằm khẳng định vị thế trên trường quốc tế.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo