xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Ấn Độ phản đối hạn chế tự do trên biển Đông

M.Khuê (Theo Economic Times)

(NLĐO) – Bài bình luận đăng tải trên Economic Times ngày 12-9 cho biết chính phủ Ấn Độ nhấn mạnh về quyền tự do hàng không, hàng hải trên biển Đông. Động thái này đưa ra sau khi Trung Quốc có dấu hiệu sẵn sàng hạn chế tự do trong khu vực mà Ấn Độ có lợi ích về thương mại, chiến lược mạnh mẽ.

Các quan chức cao cấp của Ấn Độ nói rằng động thái của Trung Quốc như tuyên bố chủ quyền ở những khu vực tranh chấp trên biển Đông, tiến hành xây đảo nhân tạo trái phép ở quần đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam và hiện tại, nước này có khả năng sẽ áp đặt áp đặt Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trong khu vực... không chỉ trái với lợi ích chiến lược, thương mại của Ấn Độ mà còn chống lại các chuẩn mực quốc tế về tự do hàng hải, hàng không.

 

Những hình ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc có khả năng đang xây sân bay trái phép tại Trường Sa. Ảnh: IHS Jane’s
Những hình ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc có khả năng đang xây sân bay trái phép tại Trường Sa. Ảnh: IHS Jane’s

 

Dù Trung Quốc chưa chính thức thông báo mở rộng ADIZ tới biển Đông nhưng dấu hiệu việc này đã xuất hiện và Ấn Độ lập tức cảnh báo, bày tỏ sự phản đối mạnh mẽ cũng như sẵn sàng chống lại bất kỳ hành động nào tương tự.

Tháng 11-2013, Trung Quốc từng công bố ADIZ trên biển Hoa Ðông và phạm vi của nó bao trùm cả những khu vực đang tranh chấp chủ quyền với Nhật, Hàn Quốc. Vì thế, hành động này đã vấp phải sự phản đối quyết liệt của Nhật, Hàn Quốc cũng như quốc tế.

Vài tháng qua, cộng đồng quốc tế không ngừng bày tỏ lo ngại khi Trung Quốc đẩy nhanh tiến độ xây đảo nhân tạo trái phép với đường băng cho máy bay trên đảo, dẫn đến lo ngại nước này thiết lập trạm quân sự, đe dọa an ninh các nước khác trong khu vực.

Để đối phó với những mối đe dọa này, các nước đã đoàn kết lại. Mới đây, tập đoàn dầu khí quốc doanh của Ấn Độ (ONCG) tiếp tục thăm dò một lô dầu khí của Việt Nam trên biển Đông theo hợp đồng ký kết giữa hai bên. Trung Quốc lên tiếng phản đối mạnh nhưng New Delhi lên tiếng bảo vệ những dự án của mình, khẳng định chúng hoàn toàn mang tính thương mại.

Tập đoàn dầu khí hàng đầu của Nga Rosneft và Tập đoàn dầu khí Nhật Bản (JDC) cũng đã ký kết một thỏa thuận khoan thăm dò các giếng dầu ở ngoài khơi thềm lục địa của Việt Nam. Dự kiến Rosneft sẽ khoan hai giếng thuộc lô 06.1 và 05-3/11 tại bồn trũng Nam Côn Sơn ở ngoài khơi Việt Nam vào năm 2016.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo