Đây là cây cầu thứ 2 và chắc chắn hơn nằm trong số 2 cây cầu được Trung Quốc xây bắc ngang qua hồ Pangong Tso.
Ông Rohit Gupta, một vị tướng đã về hưu của quân đội Ấn Độ, khẳng định cây cầu mới có thể chịu được tải trọng của xe tăng và phương tiện thiết giáp chở binh sĩ, cho phép Trung Quốc triển khai quân qua lại giữa 2 bờ sông nhanh chóng hơn.
Cũng theo ông Gupta, cây cầu mới sẽ rút ngắn khoảng cách 130 km giữa bờ nam và bắc của hồ Pangong Tso và đây là một phần trong nỗ lực nhằm thu hẹp lợi thế chiến thuật của Ấn Độ trong khu vực.
Ladakh là "điểm nóng" giữa 2 Ấn Độ và Trung Quốc hồi giữa năm 2020, khi các cuộc xung đột bạo lực khiến 20 binh sĩ Ấn Độ và 5 binh sĩ Trung Quốc thiệt mạng, theo số liệu chính thức được chính phủ 2 nước công bố.
Pangong Tso, vùng lãnh thổ tranh chấp giữa Ấn Độ và Trung Quốc. Ảnh: Reuters
Ảnh: Reuters
Hồ Pangong Tso là vùng lãnh thổ tranh chấp giữa Bắc Kinh và New Delhi. Trung Quốc kiểm soát hai phần ba hồ này kể từ những năm 1960 trong khi Ấn Độ kiểm soát phần còn lại.
"Chúng tôi đã nhận được báo cáo về một cây cầu do Trung Quốc xây dựng trên Hồ Pangong Tso cùng với cây cầu trước đó của họ. Cả hai cây cầu này đều nằm trong khu vực bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép kể từ những năm 1960 " - phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Ấn Độ Arindam Bagchi nói với các phóng viên tuần trước.
"Chúng tôi chưa bao giờ chấp nhận việc chiếm đóng trái phép lãnh thổ của mình, cũng như chưa bao giờ chấp nhận yêu sách hay các hoạt động xây dựng phi pháp của Trung Quốc" – vị này nhấn mạnh.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Ấn Độ Arindam Bagchi. Ảnh: Twitter
Bình luận (0)