Cảnh báo trên được đưa ra sau khi Mỹ xác nhận Trung Quốc triển khai tên lửa đất đối không đến đảo Phú Lâm (thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam nhưng đang bị Bắc Kinh chiếm giữ trái phép).
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ấn Độ khẳng định điều quan trọng là bảo đảm thực thi đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên tại biển Đông (DOC) năm 2002. Quan chức này nói thêm rằng việc sớm kết thúc đàm phán về vấn đề soạn thảo Bộ quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC) sẽ góp phần duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực.
Đảo Phú Lâm Ảnh: KYODO
Trong khi đó, Chính phủ Nhật Bản đang kêu gọi Mỹ tăng cường tuần tra biển Đông sau khi xuất hiện diễn biến tên lửa đất đối không nói trên. Đáp lại, Tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ, Đô đốc Harry Harris nói với các quan chức Nhật Bản hôm 17-2 rằng quân đội Mỹ sẽ tiếp tục các chiến dịch bảo vệ tự do hàng hải ở biển Đông như đã từng làm trong thời gian qua.
Hồi tháng 10-2015 và tháng 1-2016, tàu chiến Mỹ đã đi vào phạm vi 12 hải lý quanh các đảo (tự nhiên và nhân tạo) mà Bắc Kinh xây hoặc chiếm giữ trái phép ở biển Đông.
Tokyo coi tuyến hàng hải ở biển Đông là hàng lang chiến lược đối với kinh tế. Ảnh: BLOOMBERG
Hồi tháng 10 và tháng 11 năm ngoái, quân đội Nhật Bản và Mỹ đã tiến hành các cuộc tập trận chung trên biển Đông với sự tham gia của các máy bay, tàu chiến hạng nặng của Hải quân Mỹ và tàu hộ tống của Nhật Bản.
Tại cuộc gặp ở Tokyo hôm 17-2, ông Harris và Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Gen Nakatani xác nhận những cuộc tập trận chung như thế sẽ tiếp tục trong thời gian tới.
80% lượng dầu nhập khẩu của Nhật Bản hiện được vận chuyển qua biển Đông và Tokyo coi tuyến hàng hải quan trọng này là hàng lang chiến lược đối với nền kinh tế Nhật Bản.
Bình luận (0)