xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Ấn - Trung đối đầu nhưng tránh xung đột

Xuân Mai

Căng thẳng giữa Trung Quốc và Ấn Độ vẫn ở mức cao trong bối cảnh chính phủ 2 nước nhất trí tìm cách giảm leo thang cuộc đối đầu ở khu vực tranh chấp trên dãy Himalaya

Kể từ sau cuộc đụng độ tại khu vực biên giới, giới chức quân sự Trung Quốc và Ấn Độ đã tiến hành các cuộc hội đàm nhưng vẫn chưa có dấu hiệu đột phá. Một nguồn tin Ấn Độ cho biết Trung Quốc hôm 18-6 đã trả tự do cho 10 binh sĩ Ấn Độ bị bắt trong cuộc đụng độ đẫm máu ở biên giới hồi đầu tuần này sau các vòng đàm phán cấp chỉ huy quân sự giữa 2 nước.

Tuy nhiên, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên hôm 19-6 cho rằng Trung Quốc "không bắt giữ binh sĩ Ấn Độ nào". Chính phủ Ấn Độ không đưa ra bình luận nhưng quân đội khẳng định không có binh sĩ nào mất tích trong cuộc ẩu đả ở thung lũng Galwan.

Cuộc xung đột xảy ra đêm 15-6 (giờ địa phương) trên một vách núi dọc biên giới ở khu vực miền núi Ladakh là vụ đụng độ bạo lực nghiêm trọng nhất giữa Ấn Độ và Trung Quốc trong 45 năm qua. Đến nay, Trung Quốc vẫn chưa công bố số thương vong sau vụ việc.

Theo hãng tin Reuters, 20 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng và 76 người khác bị thương trong cuộc đụng độ nhưng không có trường hợp nào nguy kịch. Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres kêu gọi Trung Quốc và Ấn Độ hết sức kiềm chế sau các cuộc đụng độ, trong khi Mỹ cho biết đang theo sát tình hình và gửi lời chia buồn đến Ấn Độ.

Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị và người đồng cấp Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar đã điện đàm, nhất trí hạ nhiệt căng thẳng và không làm leo thang vấn đề, bất chấp 2 nước còn tranh cãi quanh vụ đụng độ. Trong khi đó, lực lượng không quân Ấn Độ đang hối thúc chính phủ mua thêm 12 tiêm kích Su-30MKI và 21 MiG-29 từ Nga trong bối cảnh căng thẳng với Trung Quốc tăng cao.

Ấn - Trung đối đầu nhưng tránh xung đột - Ảnh 1.

Các binh sĩ Ấn Độ tiễn đưa linh cữu đại tá B.Santosh Babu, một trong những người thiệt mạng trong cuộc đụng độ biên giới, ở TP Suryapet - Ấn Độ hôm 18-6 Ảnh: REUTERS

Giới chức Ấn Độ và Trung Quốc cho biết đôi bên vẫn duy trì liên lạc qua các kênh quân sự và ngoại giao, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của mối quan hệ 2 nước. Các chuyên gia nhận định 2 nước khó có khả năng đi đến chiến tranh nhưng việc giảm căng thẳng nhanh chóng là bất khả thi.

Ông Taylor Fravel, Giám đốc Chương trình Nghiên cứu An ninh tại Viện Công nghệ Massachusetts (Mỹ), cho biết Trung Quốc đang cố gây áp lực với Ấn Độ nhưng không muốn xảy ra cuộc đụng độ bạo lực giữa quân đội 2 nước. Chuyên gia này nhận xét: "Sự mất mát về người và cuộc đụng độ hôm 15-6 sẽ đẩy Ấn Độ đến gần Mỹ nhanh hơn nữa nhưng đó không phải là điều mà Trung Quốc mong muốn".

Giữa lúc căng thẳng leo thang, các nhà ngoại giao kỳ cựu hàng đầu Ấn Độ kêu gọi chính phủ tăng cường quan hệ với Mỹ và các đồng minh như Nhật Bản để giúp đối đầu với khả năng kinh tế và quân sự của Trung Quốc. Thông qua tờ The Hindu (Ấn Độ), cựu Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ Nirupama Rao đánh giá: "Đây là cơ hội để Ấn Độ liên kết lợi ích của mình mạnh mẽ và dứt khoát hơn với Mỹ như là đối tác chiến lược chính, đồng thời tăng cường quan hệ với Nhật Bản, Úc và Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)".

Sau xung đột quân sự tại biên giới 2 nước ở dãy Himalaya, người dân Ấn Độ kêu gọi tẩy chay hàng hóa Trung Quốc trong khi chính phủ Ấn Độ cam kết sẽ ngăn chặn đầu tư và tăng thuế nhập khẩu đối với mặt hàng Trung Quốc. Theo tờ Guardian (Anh), giới chức Ấn Độ cho biết có kế hoạch triển khai các rào cản thương mại và tăng thuế nhập khẩu lên khoảng 300 mặt hàng Trung Quốc. Ấn Độ đang có mức thâm hụt thương mại với Trung Quốc khoảng 59,3 tỉ USD, với khoảng 11% tổng lượng hàng nhập khẩu của Ấn Độ đến từ Trung Quốc.

Bộ Viễn thông Ấn Độ cũng đã lệnh cho các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông thuộc sở hữu nhà nước và các công ty tư nhân khác cấm tất cả hợp đồng ký kết với Trung Quốc trong tương lai cũng như mọi hoạt động nâng cấp thiết bị liên quan đến nền kinh tế thứ hai thế giới. Các công ty Trung Quốc cũng sẽ bị cấm tham gia đấu thầu các dự án trong tương lai, gồm kế hoạch nâng cấp thế hệ mạng di động thứ tư (4G) tại Ấn Độ. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo