Người yêu thiên văn học ở các khu vực ở Bắc Mỹ, Trung Mỹ và Nam Mỹ sẽ được chứng kiến giai đoạn đầu của quá trình sao Kim đi qua Mặt Trời, trong khi các nước ở Đông Á và tây Thái Bình Dương may mắn được chứng kiến toàn bộ quá trình. Khu vực Châu Âu, Trung Đông và Nam Á sẽ được chứng kiến giai đoạn cuối cùng của quá trình đáng ao ước này.
Thời gian ngắm hiện tượng tại một số nơi trên thế giới (Theo giờ địa phương)
Ngày 5-6:
12:10 Honolulu 15:06 Los Angeles 17:06 Mexico City 18:04 New York
Ngày 6-6
5:37 London 6:10 Bắc Kinh 6:38 Cairo 7:10Tokyo 8:16Sydney 10:15 Auckland |
Tại Việt Nam, Sao Kim sẽ chạm vào rìa của Mặt Trời lúc 5 giờ11, đi hoàn toàn vào trong đĩa Mặt Trời vào lúc 5 giờ 29. Các tín đồ thiên văn học đã háo hức chờ đón hiện tượng hiếm gặp mà đến cả những nhà khoa học như Einstein và Hubble cũng chỉ được biết qua lời kể lại. Chúng ta có 6 giờ ngắm thỏa thuê quá trình sao Kim đi ngang qua mặt trời trong 6 giờ cho tới khi hiện tượng kết thúc hoàn toàn lúc 11 giờ 49.
Hiện tượng trên xảy ra khi sao Kim đi vào giữa Trái Đất và Mặt Trời, giống như Mặt Trăng trong hiện tượng nhật thực. Tuy nhiên, sự “xa xôi” giữa trái đất và sao Kim khiến ta thấy nó chỉ như một chấm đen tròn nhỏ lướt từ từ qua đĩa sáng của mặt trời khi hiện tượng xảy ra.
Sở dĩ hiện tượng này trở thành một sự kiện lịch sử đối với ngành thiên văn học bởi nó diễn ra theo cặp 2 hiện tượng cách nhau 8 năm và mỗi cặp cách nhau xen kẽ 105 năm và 122 năm. Tức là nếu lỡ sự kiện lần này, ta sẽ mất cơ hội hoàn toàn bởi khó có ai có thể đợi được đến ngày 11-12-2117 và ngày 8-12-2125 để được chiêm ngưỡng lần tiếp theo!
Mời độc giả chiêm ngưỡng hiện tượng thiên văn kỳ thú này qua hình ảnh từ khắp nơi trên thế giới dưới đây:
Sao kim như một nốt ruồi duyên dáng khi đi ngang qua mặt trời ở Berlin (Đức) - Ảnh: Reuters
Bức ảnh cực kì ấn tượng do NASA chụp được
Tại New York (Mỹ)
Tại Anh
Tại Pakistan
Tại Kathmandu
Tại Vienna
Tại cong viên Edgewater ở Cleveland
Tại thành phố Salt Lake, Utah (Mỹ)
Tại Bắc Kinh
Tại công viên Overland, Kansas (Mỹ)
Tại thủ đô Sofia, Bulgaria
Tại Anh
tại Sarajevo (Bosnia và Herzegovina)
Gần lâu đài Bratislava ở Bratislava, Slovakia
Từ Hàn Quốc
Từ trạm quan sát của NASA
Từ trạm quan sát của NASA
Sao Kim đi ngang qua mặt trời đăng sau tượng Nữ thần tự so tại bang Texas (Mỹ) ...
...và ở thành phố Kansas (Mỹ)
tại Agra, Ấn Độ
ở Kathmandu
Sao Kim đi ngang qua mặt trời nhưng sự “xa xôi” giữa trái đất và sao Kim khiến ta thấy nó chỉ như
một chấm đen tròn nhỏ lướt từ từ qua đĩa sáng của mặt trời khi hiện tượng xảy ra.
Các nhà khoa học chỉ vào màn hình cho thấy sự di chuyển của Sao Kim
Cặp đôi ngắm cảnh sao kim đi ngang qua mặt trời tại thành phố Salt Lake, bang Utah - Ảnh Reuters
Cặp đôi chụp cảnh sao kim đi ngang qua mặt trời ở Sydney - Ảnh: Reuters
Từ trạm quan sát của NASA
Phụ nữ ở Amman ngắm hiện trượng thiên văn học kỳ thú - Ảnh: Reuters
Các em bé ở Singapore ngắm Sao Kim đi ngang qua mặt trời - Ảnh: Reuters
Thời đại của Smartphone nên những bức hình thế này không hiếm
Phải đến 105 năm nữa hiện tượng này mới lặp lại mới lặp lại...
...Nên không ngắm được hiện tượng hiếm hoi này chỉ vì thời tiết cũng thật đáng tiếc. Ảnh: BBC
Sao Kim đi qua Mặt trời được nhìn thấy tại San Diego, Mỹ - Ảnh: msnbc.com
Sao Kim đi qua Mặt trời do tàu con thoi Solar Dynamics Observatory của NASA chụp - Ảnh: NASA
Tại Quảng Đông, Trung Quốc - Ảnh: news.cn
Tại Sydney, Úc - Ảnh: AP
Sao Kim di chuyển qua bề mặt mặt trời lúc 7 giờ 30 sáng 6-6 tại TP.HCM - Ảnh HAAC
Bình luận (0)