xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Anh chưa hoàn hồn

HOÀNG PHƯƠNG - THU HẰNG

Nền kinh tế Anh vẫn chưa cho thấy dấu hiệu lấy lại thăng bằng sau cú sốc Brexit

Kết quả cuộc trưng cầu ý dân hôm 23-6 đang đẩy chính trường Anh vào cảnh hỗn loạn khi nội bộ 2 đảng hàng đầu có sự chia rẽ, đấu đá dữ dội.

Khoảng trống chính trị

Đảng Bảo thủ cầm quyền đối mặt khoảng trống chính trị do Thủ tướng David Cameron quyết định từ chức vào tháng 10 tới. Khi đó, Đảng Bảo thủ sẽ bỏ phiếu chọn lãnh đạo mới để lên làm thủ tướng. Tiếp theo, nước Anh có thể đối diện cuộc tổng tuyển cử mới do tân lãnh đạo Đảng Bảo thủ kêu gọi để tìm kiếm sự ủy nhiệm của cử tri. Tổng tuyển cử cũng có thể diễn ra trong trường hợp 2/3 nghị sĩ ủng hộ điều này hoặc khi đa số nghị sĩ bỏ phiếu bất tín nhiệm chính phủ mới.

Trong số những ứng viên tiềm năng cho vị trí lãnh đạo Đảng Bảo thủ có cựu Thị trưởng London Boris Johnson, người đứng đầu chiến dịch ủng hộ Anh rời Liên minh châu Âu (gọi tắt là Brexit). Trong bài viết đăng trên tờ Telegraph hôm 26-6, ông Johnson không nói gì về chuyện tham gia cuộc đua nói trên. Thay vào đó, ông trình bày những kế hoạch về một “sự hợp tác mạnh mẽ” với châu Âu, như London vẫn tiếp tục được tiếp cận thị trường EU duy nhất. Tuy nhiên, không dễ để ông Johnson trở thành thủ tướng mới bởi một số thành viên Đảng Bảo thủ đang tìm cách ngăn chặn kịch bản này xảy ra.

Trong khi đó, một cuộc nổi loạn công khai đang diễn ra trong đội ngũ lãnh đạo Công đảng đối lập nhằm lật đổ chủ tịch Jeremy Corbyn. 11 thành viên “nội các bóng tối” (nội các của đảng đối lập) từ chức sau khi công khai bày tỏ sự mất lòng tin vào năng lực lãnh đạo của ông Corbyn. Một số nghị sĩ Công đảng phàn nàn ông Corbyn không tích cực vận động cử tri đảng mình bỏ phiếu ở lại EU. Nỗi lo lớn hơn là nhân vật này không có đủ sức hút cử tri để có thể chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử tiếp theo.

Bồi thêm vào cuộc khủng hoảng chính trị hiện nay, Thủ hiến Scotland Nicola Sturgeon dọa ngăn cản Brexit thành hiện thực vì theo bà, một quyết định thế cần sự đồng ý của quốc hội nước này. “Vào thời điểm cả Vương quốc Anh cần đến sự lãnh đạo thì cả Đảng Bảo thủ và Công đảng lại rũ bỏ mọi trách nhiệm... Họ đang làm người dân Vương quốc Anh thất vọng” - bà Sturgeon công kích trên đài Sky News hôm 26-6.


Ông Boris Johnson chưa nói gì về chuyện tham gia cuộc đua trở thành người kế nhiệm Thủ tướng Anh David Cameron. Ảnh: Reuters

Ông Boris Johnson chưa nói gì về chuyện tham gia cuộc đua trở thành người kế nhiệm Thủ tướng Anh David Cameron. Ảnh: Reuters

Bóng ma suy thoái

Bất kỳ ai kế nhiệm ông Cameron sẽ phải dọn dẹp “mớ lộn xộn” thời hậu Brexit. Tân thủ tướng Anh phải hàn gắn cho được những rạn nứt của đất nước nói chung và nội bộ Đảng Bảo thủ nói riêng đang gần như bị chia đôi sau cuộc trưng cầu hôm 23-6. Quan trọng không kém là làm sao đưa nền kinh tế tăng trưởng nhanh trở lại. Về mặt đối ngoại, nhà lãnh đạo này phải định hình được mối quan hệ sắp tới giữa Anh và EU, cũng như bắt tay lại từ đầu trong việc đàm phán những thỏa thuận thương mại song phương và đa phương. Một thách thức lớn nữa là tìm giải pháp cho vấn đề nhập cư từ EU vào Anh.

Trong lúc chờ thủ tướng mới, nền kinh tế Anh vẫn rất lao đao. Hôm 27-6, giá trị đồng bảng Anh so với USD đã giảm xuống mức thấp kỷ lục trong vòng 31 năm qua. Trong khi đó, chỉ số chứng khoán quan trọng nhất của Anh FTSE 100 tiếp tục giảm hơn 1% sau khi lao dốc trong cơn bán tháo điên rồ hôm 24-6. Thua đậm nhất trong phiên giao dịch đầu tuần là các cổ phiếu ngân hàng.

Cơn ác mộng của thị trường tài chính Anh vẫn kéo dài bất chấp bài phát biểu trấn an của Bộ trưởng Tài chính Anh George Osborne ngay trong ngày. Lên tiếng lần đầu tiên sau 3 ngày im lặng về Brexit, ông Osborne nhấn mạnh nền kinh tế Anh đủ sức mạnh để đối mặt với tương lai và vẫn mở cửa với các doanh nghiệp. Vị bộ trưởng cho rằng nền kinh tế nước nhà cần một sự điều chỉnh nhưng phải đợi tới khi có tân thủ tướng.

Trước đó một ngày, các chuyên gia hàng đầu của Ngân hàng Đầu tư đa quốc gia Goldman Sachs (Mỹ) cảnh báo kinh tế Anh “bắt đầu rơi vào suy thoái nhẹ” trước đầu năm 2017. Theo đó, lựa chọn Brexit sẽ khiến tổng sản phẩm quốc nội (GDP) nước này giảm 2,75% trong 18 tháng tới. Mỹ và châu Âu được cho là cũng chịu tác động dây chuyền. Dự kiến GDP của khu vực đồng euro tăng bình quân 1,25% trong 2 năm tới, thấp hơn so với mức dự báo 1,5% trước cuộc trưng cầu về Brexit. Trong khi đó, GDP của Mỹ tăng 2% trong nửa cuối năm 2016, giảm 0,25% so với dự báo đưa ra trước đó.

Tại cuộc họp thường niên đầu tiên của Ngân hàng Đầu tư hạ tầng châu Á (AIIB) ở Bắc Kinh hồi cuối tuần qua, Bộ trưởng Tài chính Trung Quốc Lâu Kế Vĩ cho rằng việc Anh rời EU sẽ “phủ bóng đen lên kinh tế toàn cầu”. Tuy nhiên, ông cho rằng những phản ứng mới đây của thị trường là “thái quá” do những hậu quả thực sự của cuộc bỏ phiếu có thể trong 5-10 năm tới mới xảy ra. Trong ngày 27-6, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) đã ấn định tỉ giá tham chiếu bình quân của nhân dân tệ ở mức 6,6375 NDT/USD - mức thấp nhất kể từ tháng 12-2010.

Tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (Hồng Kông) dẫn lời ông Stephen Innes, nhà giao dịch ngoại hối cấp cao tại thị trường châu Á của Công ty OANDA (Canada), cho rằng việc duy trì đồng nhân dân tệ yếu hơn trong khi USD đang mạnh hơn sau Brexit sẽ làm tái hiện nỗi sợ hãi về một đợt phá giá đồng nội tệ của Trung Quốc.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo