xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bảo bối mất thiêng

MỸ NHUNG

Chính quyền Mỹ đang áp đặt 28 chương trình trừng phạt, một số nhằm vào các quốc gia và khu vực địa chính trị, số khác dành cho các cá nhân và doanh nghiệp cụ thể.

Đó là thống kê do trang Foreign Policy đưa ra mới đây, kèm theo câu hỏi phải chăng Washington quá lạm dụng công cụ kinh tế này, khiến nó trở nên kém hiệu quả và thậm chí là phản tác dụng trong một số trường hợp?

Bằng chứng rõ nét nhất cho băn khoăn trên đến từ cuộc đối đầu với Nga. Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) áp đặt trừng phạt kinh tế Nga từ năm 2014, sau khi Moscow sáp nhập bán đảo Crimea của Ukraine. Không thể phủ nhận trừng phạt - với sự cộng hưởng của giá dầu lao dốc - đã làm kinh tế Nga lao đao nghiêm trọng. Reuters dự báo kinh tế Nga trong năm 2016 tiếp tục giảm 1,5%.

Tuy nhiên, không vì thế mà tuyên bố “Mỹ và châu Âu chỉ bị ảnh hưởng hạn chế về kinh tế vĩ mô” của Bộ Tài chính Mỹ được tán đồng. Theo Foreign Policy, Viện Nghiên cứu kinh tế Áo cảnh báo tiếp tục trừng phạt Nga sẽ khiến EU có thể mất hơn 92 tỉ euro (104 tỉ USD) thu nhập từ xuất khẩu cũng như 2,2 triệu việc làm trong vài năm tới. Việc Nga phản đòn bằng cách cấm nhập nông sản từ EU còn tước mất của nông dân các nước châu Âu khoảng 5,5 tỉ euro giá trị xuất khẩu hằng năm, theo tính toán của tổ chức Copa Cogeca (Bỉ).

Hạ viện Pháp bỏ phiếu ủng hộ ngừng trừng phạt Nga vào cuối tháng 4 Ảnh: DPA
Hạ viện Pháp bỏ phiếu ủng hộ ngừng trừng phạt Nga vào cuối tháng 4 Ảnh: DPA

Vấn đề là “hy sinh” nhiều như vậy song mục đích chính của lệnh trừng phạt Nga - vãn hồi hòa bình ở miền Đông Ukraine để giúp nước này ổn định lại - vẫn xa vời. “Trừng phạt làm cả hai bên tổn thất song thực tế là không thể thay đổi được hành động của Nga” - trang Foreign Policy dẫn nhận định của ông Dmitry V. Suslov, Phó Giám đốc Hội đồng Chính sách đối ngoại và quốc phòng Nga.

Tương tự, Mỹ - cùng cộng đồng quốc tế - đã giáng không biết bao nhiêu đòn trừng phạt xuống Triều Tiên. Kinh tế của đất nước ở Đông Bắc Á này được cho là không ngừng kiệt quệ nhưng hạt nhân vẫn thử dưới lòng đất, còn tên lửa liên tiếp phóng lên (dù thất bại nhiều hơn thành công!).

Trường hợp trừng phạt thành công được thừa nhận rộng rãi là Iran sau khi thỏa thuận về chương trình hạt nhân của nước này đạt được vào năm ngoái. Tuy nhiên, dội gáo nước lạnh vào sự hồ hởi của Washington, Trung tâm An ninh Mỹ mới (CNAS) mô tả nguyên nhân chính Tehran cùng quẫn về tài chính là do giá dầu sụp đổ và quản lý kinh tế trong nước yếu kém. Đó là chưa kể thỏa thuận hạt nhân nói trên khiến Mỹ bị 2 đồng minh lâu năm ở Trung Đông là Israel và Ả Rập Saudi lạnh nhạt.

Ngay trong nội bộ Washington cũng có lo ngại trừng phạt quá đà sẽ khiến các doanh nghiệp bỏ Mỹ chạy sang các nước khác do lo ngại môi trường kinh doanh phức tạp và khó lường, đồng thời về mặt chính trị sẽ tạo ra những liên minh mới bất ngờ giữa các đồng minh và kẻ thù của Mỹ. Dù vậy, dỡ bỏ lệnh trừng phạt không phải là điều dễ dàng. Như EU, ngưng trừng phạt Nga có thể bị đánh giá là thất bại về cả sự đoàn kết lẫn tính kiên định trong đối ngoại của khối. EU sẽ bàn lại vấn đề này vào tháng 6 tới, giữa lúc ngày càng có nhiều nước kêu gọi dỡ bỏ trừng phạt Nga.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo