Trước đó, bão Mujigae đã gây ra mưa lớn trên diện rộng ở miền Nam Trung Quốc trong suốt 36 giờ qua.
Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có bất kỳ trường hợp thương vong nào được ghi nhận. Cơ quan dự báo thời tiết đã ban bố tình trạng khẩn cấp ở mức cao nhất thúc giục giới chức trách sơ tán hàng chục ngàn người ở khu vực ven biển miền Nam nước này trước khi cơn bão Mujigae đổ bộ vào đất liền.
Hoạt động đi lại giữa đất liền và đảo Hải Nam buộc tạm dừng cũng như 40 ngàn tàu cá phải trở về bến. Nhiều chuyến bay bị hủy cũng như dịch vụ đường sắt ngưng hoạt động. Cơn bão dự kiến di chuyển vào Quảng Tây vào tối cùng ngày nhưng sẽ suy yếu ngay khi đổ bộ.
Trước đó, bão Mujigae đã hoành hành ở miền Bắc Philippines hôm 1-10. Thông tin ban đầu cho biết 120 ngư dân và hơn 20 tàu cá mất tích. Tuy nhiên, đến ngày 4-10, chỉ còn 30 ngư dân được cho là vẫn đang mất tích.
Trong khi đó tại Pháp, bão lũ đã nhấn chìm phía Đông Nam nước này làm ít nhất 13 người thiệt mạng và 6 người khác mất tích. Trong số đó có 3 người lớn tuổi chết đuối khi nhà họ ngập trong nước lũ, 5 người khác bị mắc kẹt khi đậu xe trong khu vực trú ẩn. Tuy nhiên, số người chết được cho là có thể tiếp tục tăng khi những nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất chưa được tiếp cận.
Tổng thống Pháp Francois Hollande và Bộ trưởng Nội vụ Bernard Cazeneuve đã đến thị sát những khu vực bị ảnh hưởng. Hình ảnh trên mạng xã hội cho thấy các đường phố ở TP Cannes bị nước lũ nhấn chìm. Tuyến đường chính ở TP Nice đã bị đóng cửa, tàu lửa ngưng hoạt động, hàng trăm du khách tìm nơi trú ẩn tại sân bay Nice. Khoảng 27.000 hộ gia đình sống trong cảnh mất điện.
Tại Mỹ, tình hình cũng không khá hơn khi khoảng 22 triệu người dân nước này sống chung với cơn lũ được mô tả là “chỉ có 1 lần trong 200 năm”. Khu vực Bắc và Nam bang Carolina bị ảnh hưởng nặng nề nhất với mực nước lũ cao hơn 30cm ở TP Wilmington chỉ trong đêm 2-10.
Hiện có 2 người chết được ghi nhận tại các bang này. Hàng trăm người sống ở khu vực ven biển đã được sơ tán. Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng đã ban bố tình trạng khẩn cấp tại bang Nam Carolina, New Jersey và Virginia. Khoảng 12.000 dân cư sống trong cảnh thiếu điện.
Bình luận (0)