xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

"Bão kinh tế" nhen nhóm

XUÂN MAI

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 2,9% so với một năm trước đó ở Thụy Sĩ, một quốc gia vốn được xem là có mức lạm phát thấp lịch sử

Một số nhà quản lý quỹ và các chiến lược gia vẫn giữ vững quan điểm rằng lạm phát tại Mỹ sẽ sớm đạt đỉnh và kinh tế nước này không rơi vào suy thoái dù nguy cơ có gia tăng. Theo họ, lạm phát tuy đáng lo song tỉ lệ thất nghiệp thấp và tiền lương vẫn tăng dù không nhanh như giá cả. Những gián đoạn về chuỗi cung ứng sẽ bắt đầu giảm đi, làm giảm đáng kể sức ép lên giá hàng hóa.

Tỏ ra lạc quan, nhà chiến lược Kit Juckes tại Công ty Tài chính Societe Generale (Pháp) nói với đài CNN rằng lạm phát Mỹ sẽ lên đến đỉnh điểm trong 1-2 tháng tới nhưng lạm phát lõi sẽ giảm xuống khoảng 3% sau đó.

Thận trọng hơn, ông Jamie Dimon, Giám đốc điều hành (CEO) Ngân hàng JPMorgan Chase, cho hay ông và nhà băng lớn nhất nước Mỹ này đang chuẩn bị để đối phó với cơn bão kinh tế sắp xảy ra. 

Tại hội thảo tài chính ở TP New York hôm 1-6, ông Dimon nhận định tuy tình hình tạm thời "có vẻ ổn" nhưng không ai biết được điều sắp đến sẽ là "bão nhỏ hay siêu bão Sandy".

Theo đài CNBC, một trong hai yếu tố chính khiến CEO của JPMorgan lo lắng là Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã báo hiệu sẽ đảo ngược chương trình mua trái phiếu khẩn cấp và giảm quy mô bảng cân đối kế toán, từ đó có thể vô tình đẩy kinh tế Mỹ vào suy thoái khi chống lại đà tăng giá.

Yếu tố gây lo ngại còn lại là xung đột Nga - Ukraine và tác động của nó lên giá hàng hóa, gồm lương thực và nhiên liệu. Theo ông Dimon, giá dầu có thể tăng đến 150 hay 175 USD/thùng.

Bão kinh tế nhen nhóm - Ảnh 1.

Người dân mua sắm tại chợ truyền thống ở khu vực Depok, ngoại ô thủ đô Jakarta - Indonesia hôm 2-6 Ảnh: REUTERS

Không chỉ Mỹ đối mặt "bão kinh tế", chính phủ Thụy Sĩ hôm 2-6 cho biết giá cả tại nước này trong tháng 5 đã tăng lên mức cao nhất trong gần 14 năm qua.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 2,9% so với một năm trước đó do chi phí vận chuyển, giá thực phẩm đắt đỏ hơn nhiều ở một quốc gia vốn được xem là có mức lạm phát thấp lịch sử.

Đây là đợt tăng giá nhiều nhất ở Thụy Sĩ kể từ tháng 9-2008 và là tháng thứ 4 liên tiếp giá cả tăng cao hơn mức mục tiêu của Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ, khiến cơ quan này cân nhắc tăng lãi suất.

Tại Indonesia, chỉ số giá tiêu dùng tăng 3,55% trong tháng 5, cao hơn mức 3,47% của tháng 4. Ông Margo Yuwono, người đứng đầu Cơ quan Thống kê Indonesia, cho biết lệnh cấm xuất khẩu dầu cọ trong 3 tuần hồi tháng 5 đã giúp giảm giá dầu ăn nhưng cảnh báo lạm phát lương thực toàn cầu tiếp tục ảnh hưởng đến giá cả địa phương.

Theo báo cáo CPI tháng 4 của Cục Thống kê Malaysia, thực phẩm tăng giá hơn 4,1% so với cùng kỳ năm ngoái và 89,1% các mặt hàng trong nhóm thực phẩm và đồ uống đã tăng giá. Nhằm ngăn giá hàng hóa tăng vọt, chính phủ Malaysia đã chi hàng tỉ USD trợ cấp và áp dụng hệ thống kiểm soát giá cả.

Úc cũng không tránh khỏi nguy cơ lạm phát, khi các chuyên gia cảnh báo cuộc khủng hoảng năng lượng sẽ sớm ảnh hưởng đến hàng triệu người dân.

Ông Joel Gibson, Giám đốc Trung tâm Tư vấn tiêu dùng Úc One Big Switch, cho biết chi phí bán buôn điện tăng cao đã tác động tiêu cực thị trường điện bán lẻ. Giá điện đã tăng hơn 140% trong vòng 12 tháng qua (tính đến cuối tháng 3-2022) và giá khí đốt còn tăng đáng báo động hơn nữa. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo