Sự kiện "Hadaka Matsuri" là một lễ hội cuồng nhiệt được tổ chức hằng năm vào ngày thứ Bảy tuần thứ 3 của tháng 2 tại đền Saidaiji Kannonin, cách TP Okayama khoảng 30 phút đi tàu.
Thế nhưng, 10.000 người tham dự là nam giới không hoàn toàn khỏa thân như tên gọi của lễ hội. Họ mặc khố, được gọi là fundoshi trong tiếng Nhật và một đôi tất trắng gọi là "tabi".
Lễ hội này được tổ chức để ăn mừng một mùa màng bội thu, sự thịnh vượng và trù phú và được bắt đầu lúc 15 giờ 20 phút (giờ địa phương) với một sự kiện riêng dành cho các chàng trai trẻ với mục đích khuyến khích sự quan tâm của thế hệ trẻ.
Dưới thời tiết lạnh giá ngày 15-2, hàng ngàn người đã quy tựu tham dự lễ hội khỏa thân thường niên Hadaka Matsuri ở TP Okayama, miền Tây đảo Honshu - Nhật Bản. Ảnh: CNN
Vào buổi tối, các nam giới dành khoảng 1-2 giờ để chạy xung quanh sân đền để chuẩn bị và tắm thanh lọc với nước lạnh trước khi chen vào chính điện.
Khi đèn tắt vào lúc 10 giờ đêm (giờ địa phương), một tu sĩ ném 100 bó cành cây và hai que gỗ may mắn shingi dài 20 cm xuống đám đông từ trên ô cửa sổ ở trên độ cao 4m.
10.000 người đàn ông xô đẩy nhau để lấy được 1 bó cánh cây và 2 que shingi. Theo truyền thuyết, những ai thành công sẽ đảm bảo có một năm đầy may mắn.
Toàn bộ sự kiện kéo dài 30 phút và những người tham dự có thể sẽ bị một vài vết xước, bầm tím và bong gân.
Vào buổi tối, các nam giới dành chạy xung quanh sân đền để chuẩn bị và tắm thanh lọc với nước lạnh trước khi chen vào chính điện. Ảnh: Okayama Prefecture Official Tourism Guide
Những du khách đến từ khắp nơi ở Nhật Bản và một số người ở nước ngoài cũng tham dự. Vài người tham dự sự kiện một mình nhưng rất nhiều người tham gia theo nhóm đại diện cho các doanh nghiệp địa phương.
Sự kiện này được phát triển từ một nghi lễ 500 năm trước suốt thời kỳ Muromachi (1338-1573) khi dân làng kấy được bùa hộ mệnh do tu sĩ ở đền Saidaiji Kannonin phân phát. Khi nhiều dân làng muốn bùa hộ mệnh này và số lượng tăng lên, họ nhận ra nếu chộp lấy lá bùa thì chúng sẽ rách. Vì vậy, họ đã đổi các lá bùa giấu thành que gỗ.
Vài người tham dự sự kiện một mình nhưng rất nhiều người tham gia theo nhóm đại diện cho các doanh nghiệp địa phương. Ảnh: Okayama Prefecture Official Tourism Guide
Là một di sản lâu đời, lễ hội được công nhận là Di sản Văn hóa Phi vật thể vào năm 2016. Bên cạnh đó, nhiều lễ hội khỏa thân khác cũng được tổ chức ở khắp Nhật Bản, ví dụ như tại vùng Yotsukaido, TP Chiba, đàn ông mặc khố chiến đấu và đưa trẻ em qua vũng bùn như một cách trừ tà.
Năm nay, ban tổ chức lễ hội đã thực hiện thêm các biện pháp phòng ngừa giữa lúc tình hình dịch Covid-19 bùng phát. Những người tham gia trong phần khỏa thân của lễ hội không đeo khẩu trang nhưng nước rửa tay khử trùng đã được sắp đặt ở cổng đền và khu vực xung quanh.
Bình luận (0)