xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bắt nạt trên mạng xã hội xâm nhập học đường

Minh Yến (Theo AP)

(NLĐO) – Trung tâm Thống kê Giáo dục Quốc gia Mỹ cho biết số nạn nhân nữ bị quấy rối, bắt nạt trên mạng xã hội và qua tin nhắn nhiều gấp 3 lần nam giới.

Cô Rachel Whalen, 19 tuổi, sinh viên trường ĐH Utah, nhớ lại cảm giác suy sụp ở trường học khi bị một người bạn cũ chế nhạo bằng những bài viết, đe dọa hủy kết bạn và ngưng theo dõi cô trên mạng xã hội, thậm chí là châm chọc cô với những người khác.

Tình trạng bị bắt nạt căng thẳng đến mức khiến Whalen từng có ý định tự tử. Khi nhận được giúp đỡ, cô đã quyết định giới hạn thời gian sử dụng mạng xã hội.

"Áp lực trong mội trường cạnh tranh đều liên quan đến việc gây chú ý. Chấp nhận sử dụng mạng xã hội đối với tôi chỉ có ý nghĩa làm nổi bật mình hơn giữa các cô gái" – cô Whalen nói.

Bắt nạt trên mạng xã hội xâm nhập học đường - Ảnh 1.

Cô Rachel Whalen nhìn vào màn hình điện thoại và nhớ về cảm giác suy sụp khi bị bắt nạt trên mạng. Ảnh: AP

Trong năm học 2016 – 2017, khảo sát của Bộ Giáo dục Mỹ cho thấy trong 5 học sinh thì có 1 em cho biết mình bị bắt nạt bằng những tin đồn hoặc bị tẩy chay cho đến đe dọa và tấn công về thân thể. Về mặt giới tính, 21% nạn nhân là nữ sinh tại các trường trung học cơ sở và phổ thông trong khi nam sinh chiếm gần 7%.

Báo cáo không chỉ ra đối tượng bắt nạt là những ai mặc dù các cô gái bị bắt nạt nhận thấy những người bắt nạt họ được xem là có khả năng gây ảnh hưởng đến người khác.

Bắt nạt trên mạng xã hội xâm nhập học đường - Ảnh 2.

Số lượng nạn nhân nữ bị quấy rối qua mạng hoặc tin nhắn nhiều gấp 3 lần nam giới. Ảnh: BBC

Bà Lauren Paul, nhà sáng lập tổ chức Kind Campaign, cho biết 90% câu chuyện mà bà được nghe khi làm việc tại các trường học là nữ sinh bị nữ sinh khác bắt nạt. Trong đó, có trường hợp một cô bé bị ám ánh về các tài khoản mạng xã hội vì hội nhóm sẽ tẩy chay em nếu em không có đủ số lượng lượt thích và theo dõi trong tuần. Đến mức, cô bé phải cẩn thận tạo những thông tin giả chỉ để đạt "chỉ tiêu".

"Đó là sự khao khát được các cô bạn gái chấp nhận, nếu không các em sẽ bị tổn thương" – bà Paul nói và cho biết cần nhiều nỗ lực hơn để giúp đỡ các học sinh trung học và đại học.

Một số công ty công nghệ cũng đang nổ lực giải quyết vấn đề khó khăn này.

Trong tháng này, mạng xã hội Instagram công khai tính năng mới nhất sử dụng trí tuệ nhân tạo để ngăn hành vi bắt nạt. Người dùng viết các bình luận mang tính tiêu cực về hình ảnh hoặc đoạn video sẽ nhận được thông báo: "Bạn có chắc chắn muốn đăng tải điều này không?".

Bắt nạt trên mạng xã hội xâm nhập học đường - Ảnh 3.

Mạng xã hội Instagram công khai tính năng mới sử dụng trí tuệ nhân tạo để ngăn những bình luận tiêu cực. Ảnh: Guardian

Nhiều trường học đang tăng cường hoạt động giáo dục cảm xúc - xã hội để dạy trẻ em cách chia sẻ và thể hiện cảm xúc ở những giai đoạn giáo dục đầu tiên.

Bà Manuela Slye, mẹ của 3 thiếu niên và là Chủ tịch Hội Phụ huynh Giáo viên Học sinh TP Seattle, cho biết đây là điều cần thiết và khu vực của bà sẽ mở rộng các bài học về kỹ năng mềm ở trường phổ thông.

"Cần phải dạy về phát triển cảm xúc xã hội trước khi xảy ra việc bắt nạt trên mạng, làm điều gì đó trên mạng và trước khi bạn có vấn đề với ai đó" – bà Slye nói.



Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo