xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bất ngờ giải Nobel Hòa bình

THẢO HƯƠNG

Lịch sử đang lặp lại. Sau bất ngờ mang tên Barack Obama (2009) và Ellen Johnson Sirleaf (2011), năm nay, đến lượt Liên hiệp châu Âu (EU) được trao giải Nobel Hòa bình

Trong một quyết định mà nhiều người cho là mâu thuẫn, Ủy ban Nobel Na Uy (NNC) hôm 12-10 tuyên bố giải Nobel Hòa bình năm 2012 thuộc về EU. Mâu thuẫn bởi EU đang đối phó vất vả với một loạt khủng hoảng chính trị và kinh tế mà nổi bật là nợ công nghiêm trọng nhất trong lịch sử EU đe dọa tương lai euro, đồng tiền chung châu Âu.

Giải thưởng dành cho quá khứ

Tuy nhiên, như phân tích của nhật báo Anh The Guardian và nhật báo Pháp Le Figaro, NNC đã “nhìn xa trông rộng” và “có ý khuyến khích” khi chọn EU.  Ông Thorbjorn Jagland, Chủ tịch NNC, giải thích: “Thông điệp chính của chúng tôi là đừng quên EU đã đạt nhiều thành tựu và đừng bao giờ để châu lục này  tan rã một lần nữa. Nếu không, sẽ là những cuộc chiến khủng khiếp ”.
 
img
Ông Thorbjorn Jagland tuyên bố EU được giải Nobel Hòa bình 2012. Ảnh: EPA

Tất nhiên, ông Jagland thừa nhận rằng khối  EU với 27 thành viên đang rơi vào cuộc khủng hoảng lòng tin tệ hại nhất. Nhưng ông nhấn mạnh: “NNC muốn tập trung vào  điều mà ủy ban  cho là thành quả  quan trọng nhất của EU. Đó là sự thành công của 60 năm đấu tranh vì hòa bình, hòa giải, dân chủ và nhân quyền. EU đã đóng vai trò cân bằng và biến đổi phần lớn châu Âu từ một lục địa chiến tranh thành một lục địa hòa bình”.

Nhận được món quà bất ngờ, các nhà lãnh đạo EU không giấu được sự “hân hoan tột cùng”  - từ của nhà báo Ian Traynor viết trên tờ The Guardian. Chủ tịch Ủy ban châu Âu, ông  Jose Manuel Barroso, mô tả “châu Âu là một tài sản quý giá mà chúng ta cần phải gìn giữ”. Chủ tịch Hội đồng châu Âu (đại diện 27 nước thành viên EU), ông Herman Van Rompuy,  cũng không quên nhấn mạnh: “EU ngày nay là một cỗ máy hòa bình lớn nhất trên hành tinh”.

Đối với 500 triệu công dân EU, giải thưởng Nobel Hòa bình - bao gồm một huy chương vàng, một bằng cấp và một tấm séc trị giá 8 triệu krone (920.000 euro) - đem lại gì cho họ? Nhật báo Le Temps của Thụy Sĩ nhận định rằng đó là một giải thưởng “dành cho  quá khứ”.
 
Bà Chrisoulia Panagiotidi, một tiểu thương Hy Lạp ở thủ đô Athens, giận dữ: “ EU đang có chiến tranh kinh tế, vậy mà Ủy ban Nobel không nhìn thấy. Đó là một cái tát vào mặt chúng tôi, những người đang khổ sở ở Brussels (nơi đặt tổng hành dinh của EU)”.
 
Đối với các nước và chính trị gia nghi ngờ hiệu quả của EU, giải Nobel Hòa bình năm nay là một sự khiêu khích cho những nạn nhân của khủng hoảng ở EU.  Tại Vương quốc Anh – một thành viên của EU nhưng không xài đồng euro – tờ Daily Telegraph nhận xét rằng giải thưởng đã “vượt quá giới hạn của một trò khôi hài bởi người Anh và người Mỹ mới thật sự đem lại hòa bình ở châu Âu”. Nhiều ông nghị Anh mô tả giải thưởng Hòa bình giống như “cá tháng tư”.
 
img
Hàng ngàn công nhân biểu tình chống chính sách “thắt lưng buộc bụng”
của chính phủ Hy Lạp tại thành phố Tessaloniki tháng 9 -2012. Ảnh: PRESS TV

Tại Đức, Inge Hoger, nghị sĩ Đảng Die Linke cánh tả, tố cáo EU theo đuổi chính sách đối ngoại ủng hộ “sự đối nghịch, sự nghèo đói và chiến tranh”.  Ông Martin Schultz, Chủ tịch Đảng Dân chủ Xã hội Đức đồng thời cùng là một nghị sĩ EU, bức xúc: “Làm sao sống nổi trong một liên hiệp có nhiều người rất giàu cất giấu tiền ở nước ngoài, trong khi những người nghèo kiếm cái ăn trong thùng rác”.

Một chính khách hâm mộ EU

Người đứng sau quyết định gây tranh cãi nói trên là ông Thorbjorn Jagland, Chủ tịch NNC đồng thời là Tổng Thư ký Hội đồng châu Âu từ năm 2009. Đây không phải là lần đầu mà là lần thứ 3,  ông Jagland gây sửng sốt cho các nhà Nobel học. Hai lần trước liên quan đến Tổng thống Barack Obama và nữ Tổng thống Ellen J. Sirleaf của Liberia (lãnh chung  với 2 người khác).

Ông Jagland vốn là một chính khách từng gây tranh cãi khi làm thủ tướng Na Uy (1996-1997). Nội các của ông bị chỉ trích từ đầu đến cuối, phải giải tán sau khi 2 bộ trưởng buộc phải từ chức vì dính xì-căng- đan cá nhân. Bản thân ông Jagland cũng bị báo chí mô tả  là “bất lực”( tờ Aftenpostum).
 
Năm 2010, 40 nhà sử học hàng đầu Na Uy đánh giá ông Jagland là “thủ tướng yếu nhất từ thế chiến thứ hai”, theo đài NBC. Hồi ông làm ngoại trưởng (2000-2001) cũng có nhiều điều tiếng. Người ta nói ông không đủ tiêu chuẩn, có những nhận xét và phát ngôn “không phù hợp”, theo VG 2.

Việc ông chủ tịch NNC chọn EU để trao giải Nobel Hòa bình năm nay tuy bất ngờ nhưng không khó hiểu. Ai cũng biết ông là người hâm mộ cuồng nhiệt EU. Năm 1990, ông từng xuất bản cuốn Min europeiske Drom (Giấc mộng châu Âu của tôi). Ông là người ủng hộ Na Uy vào EU nhưng đến nay chưa thành công.

Ông Jagland chính là người đề xuất trao giải Nobel Hòa bình năm nay cho EU trong cuộc thảo luận của 5 thành viên NNC. Không rõ tại cuộc thảo luận này, có bao nhiêu người ủng hộ và phản đối đề xuất của ông. Đây là một trong những bí mật thuộc dạng “thâm cung bí sử” của NNC.

Kỳ tới: Những giải Nobel Hòa bình kỳ lạ nhất

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo