Ngay lập tức, các quan chức Mỹ mau chóng nói với các nhà tiêu dùng và nhập khẩu trên thế giới rằng không có nguy hiểm nào trong sữa của bò điên tại bang California. Ngoài ra, giới chức Mỹ cũng khẳng định chưa có thịt mắc bệnh bò điên nào được đưa vào chuỗi cung ứng thực phẩm.
Mexico, Hàn Quốc, Nhật Bản, Canada và Liên hiệp châu Âu cho biết họ sẽ tiếp tục nhập khẩu thịt bò Mỹ, mặc dù hai nhà bán lẻ lớn của Hàn Quốc và một nhà nhập khẩu của Indonesia đã tạm dừng bán mặt hàng này. Còn những nước châu Á khác hiện vẫn im hơi lặng tiếng.
“Chúng tôi sẽ dỡ bỏ lệnh cấm ngay sau khi Mỹ có thể đảm bảo thịt bò an toàn. Có thể mất đến 1 tháng nhưng cũng có thể kéo dài đến cả năm,” Phó Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Indonesia- ông Rusman Heriawan, cho biết.
Những gói thịt bò trên kệ hàng siêu thị ở bang California (Ảnh: REUTERS)
Đối với chính phủ Mỹ, việc Nhật Bản hạn chế nhập khẩu thịt bò từ các nước bị ảnh hưởng từ căn bệnh này là một trong những vấn đề tồn đọng. Các nhà xuất khẩu Mỹ đang chờ đợi Nhật Bản sẽ nới lỏng những giới hạn này sau việc duyệt xét lại bắt đầu hồi tháng 12-2011.
Những giới hạn của Nhật từ năm 2005 thay thế cho một lệnh cấm hoàn toàn đã được áp dụng sau khi có trường hợp đầu tiên phát hiện bò điên hồi năm 2003, và theo đó giới hạn mức nhập khẩu từ Mỹ vào nơi vốn là thị trường thịt bò lớn nhất của Mỹ tại châu Á. Năm 2011, Nhật Bản nhập khẩu 120.000 tấn thịt bò Mỹ, đứng thứ hai chỉ sau Úc, trong tổng số 517.000 tấn nhập khẩu, trị giá 2,59 tỉ USD.
Bình luận (0)