Chẳng hạn như, một phụ nữ giúp việc ở Tây Afghanistan tên Saleha đã bán con gái 3 tuổi cho một người đàn ông mà cô nợ 550 USD.
Bà Saleha, 40 tuổi, được trả 70 xu cho một ngày làm việc trong khi chồng của bà không có việc làm.
"Nếu cuộc sống tiếp tục tồi tệ như thế này, tôi sẽ giết con và tự sát. Tôi thậm chí còn không biết tối nay chúng tôi sẽ ăn gì" – bà Saleha bày tỏ.
Chồng bà, ông Abdul Wahab, khẳng định sẽ nỗ lực kiếm tiền để cứu các con.
Khalid Ahmad, chủ nợ, chia sẻ với WSJ rằng ông nhận bé gái 3 tuổi để giải quyết nợ nần và bản thân ông cũng "chẳng có tiền". Với việc cha mẹ cô bé không thể trả nợ, ông "không còn phương án nào khác".
Tháng trước, Cơ quan Phát triển của Liên Hiệp Quốc (UNDP) cảnh báo Afghanistan đang đi đến tình trạng nghèo khổ chung sau khi Taliban chiếm quyền kiểm soát đất nước.
Người dân Afghanistan hối hả chạy đến sân bay quốc tế Hamid Karzai, thủ đô Kabul, để được sơ tán khỏi Afghanistan hôm 16-8. Ảnh: Reuters
Chỉ trong 1 năm, tỉ lệ nghèo ở Afghanistan sẽ chạm ngưỡng 97% hoặc 98%, Giám đốc UNDP của châu Á-Thái Bình Dương Kanni Wignaraja nói.
Taliban giành quyền kiểm soát Afghanistan lần 2 sau khi Tổng thống Joe Biden rút toàn bộ binh sĩ Mỹ ra khỏi khu vực, kết thúc sứ mệnh quân sự 2 thập kỷ.
Trước đó, sau khi Taliban bị Mỹ lật đổ vào năm 2001, Afghanistan đã đạt được nhiều thành tựu kinh tế, trong đó có thu nhập bình quân đầu người tăng gấp đôi, bà Wignaraja cho biết. Những thành tựu này, theo bà Wignaraja, đang trên bờ vực sụp đổ vì bất ổn chính trị.
Trong một nỗ lực nhằm hạn chế tài nguyên của Taliban, chính quyền Tổng thống Biden đã đóng băng gần 10 tỉ USD dự trữ của Ngân hàng Trung ương Afghanistan đang được cất ở Mỹ.
Ông Shah Mehrabi, một thành viên cấp cao của Ngân hàng Afghanistan DA, khẳng định với Bloomberg rằng đây là một nước đi sai lầm và sẽ gây tổn hại cho Afghanistan hơn là Taliban.
Tổng thống Joe Biden rút toàn bộ binh sĩ Mỹ ra khỏi Afghanistan để chấm dứt "cuộc chiến không có hồi kết". Ảnh: Reuters
Bình luận (0)