xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bi đát thân phận con tin: Tuyệt vọng trong tay cướp biển

NGÔ SINH

Các con tin đa sắc tộc đang bị cướp biển giam giữ trong tình trạng hết sức tồi tệ nhưng phần lớn chính phủ của họ hầu như bỏ mặc

Lực lượng hải quân quốc tế đã tuần tra vùng vịnh Aden và Ấn Độ Dương trong khi nhiều tàu hàng bố trí lực lượng vũ trang trên boong sau hàng loạt các vụ cướp biển tấn công ngoài khơi Somalia gần đây. Cao điểm vào tháng 1-2011, cướp biển Somalia đã bắt giữ 736 con tin và 32 con tàu. Theo các nguồn tin an ninh, gần 100 người hiện vẫn nằm trong tay cướp biển.

Tra tấn dã man

Gần đây nhất, ngày 23-9, nhà báo - nhà văn Mỹ gốc Đức Michael Scott Moore (45 tuổi) đã được phóng thích sau 2 năm rưỡi bị bắt cóc khi đến Somalia viết sách về cướp biển. Trước đó, ngày 6-6, 11 thủy thủ đã trốn thoát sau gần 4 năm bị bắt giữ.

Một quan chức cao cấp chống cướp biển Somalia cho biết các thủy thủ này đã cố chui qua cửa sổ nhỏ rồi chạy đến ngôi làng gần đó. Hầu hết đều đi chân đất hoặc ở trần, trên người chi chít vết thương do bị tra tấn trong suốt thời gian bị giam giữ.

 

Một tay cướp biển bịt mặt canh gác một tàu đánh cá Đài Loan ở Somalia Ảnh: AP
Một tay cướp biển bịt mặt canh gác một tàu đánh cá Đài Loan ở Somalia Ảnh: AP

 

Omar Sheikh Ali Osoble, một quan chức chống cướp biển khu vực Galmudug, kể: “Tất cả đều rất vui sướng vì được tự do. Một số đã bị đánh đập tàn nhẫn. Đôi khi bọn cướp biển ép họ gọi điện cho người thân nộp tiền chuộc thân bởi họ sắp chết; thậm chí chúng vẫn tra tấn khi họ gọi điện”. Theo báo The Telegraph, trong những tháng năm kinh hoàng ấy, các thủy thủ còn bị cướp biển dùng kìm xé rách da tay, đói lả mấy ngày liên tiếp và bị hăm dọa hành quyết.

Dù sao, họ đã có thể tự thoát thân. Số phận của thủy thủ đoàn tàu hàng Iceberg 1 không may mắn như vậy. Đầu năm 2010, họ lọt vào tay cướp biển Somalia sau khi rời cảng Aden (Yemen). Chủ tàu ở Dubai đã từ chối nộp 10 triệu USD tiền chuộc, thậm chí phớt lờ sự kêu cứu của gia đình các nạn nhân. Trong khi đó, lực lượng chống cướp biển đa quốc gia tuần tra Ấn Độ Dương không muốn tham gia giải cứu vì lo ngại trận chiến sẽ gây nên thương vong lớn. Thế là thủy thủ đoàn bị bỏ mặc dưới họng súng của các tay cướp biển máu lạnh.

Bị giam cầm trong gian phòng tối tăm ở khoang tàu, mỗi ngày, họ chỉ được ăn 1 chén cơm. Nhiều người ốm đau và suy dinh dưỡng. Khi bọn cướp biển hết kiên nhẫn, chúng dùng dây cáp điện đánh họ và treo họ lộn đầu xuống đất. Một sĩ quan đã phát điên và tự tử. Một người khác tìm cách nhảy xuống biển tự tử, sau đó bị trừng phạt bằng hình thức biệt giam suốt 5 tháng.

Lời kêu cứu vô vọng

Những con tin phần lớn là công dân các nước không có khả năng đưa quân đến giải cứu hoặc không tính chuyện nộp tiền chuộc. Chính phủ ít quan tâm đến số phận của họ trong khi gia đình thiếu nguồn lực tài chính hoặc chính trị để có thể kêu gọi sự giúp đỡ của thế giới. Khi họ gặp nạn, các công ty vận tải đường thủy phó mặc sự sống chết của họ vào lòng tốt hiếm hoi của cướp biển. Không ít trường hợp đã bị cướp biển giam giữ hơn 3 năm.

Yếu tố đa quốc tịch của thủy thủ đoàn khiến các cuộc giải cứu càng trở nên phức tạp. Tàu hàng Iceberg 1 có 6 người Ấn Độ, 9 Yemen, 4 Ghana, 2 Sudan, 2 Pakistan và 1 Philippines nhưng chẳng một chính phủ nào chịu sức ép phải nhận trách nhiệm cứu thoát họ. Cuối cùng, trước lễ Giáng sinh năm 2012, họ đã được cứu, không phải do một hạm đội chống cướp biển đa quốc gia với tàu chiến, lực lượng đặc nhiệm và vũ khí công nghệ hiện đại mà nhờ một lực lượng èo uột mới được khôi phục thuộc đội bảo vệ bờ biển Somalia.

Tháng 8-2012, thuyền trưởng tàu container Albedo treo cờ Malaysia (bị bắt khi đi qua eo biển Eden tháng 11-2010) và 7 thành viên thủy thủ đoàn người Pakistan được trả tự do sau khi một nhà hảo tâm Pakistan nộp 1,2 triệu USD tiền chuộc. Tuy nhiên, cướp biển từ chối phóng thích 15 thủy thủ còn lại gồm 7 người Bangladesh, 6 Sri Lanka, 1 Ấn Độ và 1 Iran.

Trước đó, 23 thủy thủ đã bị tra tấn dã man, thậm chí 1 thủy thủ người Ấn Độ trong số này đã bị sát hại để gia tăng áp lực nhưng chủ tàu người Iran vẫn từ chối nộp tiền chuộc. Đến tháng 7-2013, bão táp đã đánh chìm con tàu, 4 thủy thủ được cho là đã chết trong bão, số còn lại được chuyển đến một cảng do cướp biển cai quản trên đất liền của Somalia.

Hiện nay, số phận của họ vẫn hết sức mù mịt. Các con tin tuyệt vọng gửi thuyền trưởng đem về lá thư kêu cứu: “Hãy giúp chúng tôi, xin cứu chúng tôi! Nếu quý vị không thể làm điều đó, chúng tôi sẽ chết”. Lời cầu xin của họ đến nay vẫn rơi vào im lặng. 

 

Thuyết khách kỳ lạ

Đại tá John Steed, cựu tùy viên quân sự Anh tại Kenya đang ở ngoại ô Nairobi, làm công việc không lương là giải thoát các con tin bị bỏ quên ở Somalia. Ông không có kinh phí để trả tiền chuộc, cũng chẳng có quân đội và lực lượng vũ trang hậu thuẫn.

 

Đại tá John SteedẢnh: AP

Đại tá John Steed. Ảnh: AP

 

Nhưng theo The Telegraph, chiến lược của ông hết sức khác thường. Đó là thuyết phục cướp biển bằng điện thoại hằng ngày. Với phong cách lịch sự, thân thiện, ông yêu cầu cướp biển trả tự do cho các con tin vì lý do nhân đạo. Theo ông, công việc hết sức khó khăn vì hầu hết bọn cướp biển đều là con nợ của các thủ lĩnh băng đảng đã cấp kinh phí cho họ hoạt động.

 

Kỳ tới: Mịt mờ đường về

(*) Xem Báo Người Lao Động từ số ra ngày 17-11

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo