xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bi đát thân phận con tin

NGÔ SINH

Hàng ngàn con tin bị tổ chức cực đoan Nhà nước Hồi giáo bắt cóc nhưng chẳng ai hay biết số phận của họ ra sao

Hai nhà báo Mỹ James Foley và Steven Sotloff, 2 nhân viên cứu trợ người Anh David Haines và Alan Henning đã trở nên nổi tiếng sau khi thế giới biết đến cái chết khủng khiếp của họ dưới bàn tay của lực lượng phiến quân tự xưng là Nhà nước Hồi giáo (IS).

Ngoài ra, đài BBC ngày 16-11 đưa tin một đoạn băng video trên internet cho thấy IS cũng đã xử tử nhân viên cứu trợ người Mỹ Abdul-Rahman Kassig bị bắt hồi năm ngoái.

Hàng ngàn trường hợp

Các tổ chức nhân quyền đánh giá vụ giết hại những con tin Anh và Mỹ chỉ là cái nhìn thoáng qua của tội ác chiến tranh mà các phần tử nổi dậy khắp Syria và Iraq phạm phải. Chẳng ai biết tên của 49 nhà ngoại giao, nhân viên lãnh sự và binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ - kể cả 2 trẻ nhỏ - đã bị IS bắt cóc ở Mosul hồi tháng 6 năm nay. Mãi đến khi họ được trả tự do hôm 20-9, báo chí phương Tây mới công khai sự việc. Tuy nhiên, dư luận vẫn chưa biết rõ chi tiết xung quanh sự kiện IS đồng ý phóng thích họ. Thêm vào đó, người ta còn tin chắc rằng hơn 1.000 người Thổ Nhĩ Kỳ khác còn bị IS cầm giữ.

 

Các con tin Thổ Nhĩ Kỳ được đón tại sân bay Esenboga ở Ankara ngày 20-9 
Ảnh: EPA
Các con tin Thổ Nhĩ Kỳ được đón tại sân bay Esenboga ở Ankara ngày 20-9 Ảnh: EPA

 

Dư luận cũng chẳng hay biết bao nhiêu về trường hợp những người Syria, Iraq và Lebanon bị IS bắt cóc. Những cái tên như Abdullah al-Khalil, Raad Mohammed al-Azaoui, Ahmed Khaled al-Dlimi và Maitham al-Chibani còn ít được chú ý hơn những công dân Thổ Nhĩ Kỳ bị mất tích. Họ là người Iraq và Syria trong số hàng ngàn con tin bị IS bắt cóc và số phận của họ vẫn mịt mờ.

Theo thông tin tại địa phương, những kẻ lạ mặt chạy trên 2 chiếc ô tô đã bắt cóc al-Khalil, một luật sư Syria có uy tín, bên ngoài văn phòng của ông ta ở TP Raqqah hồi tháng 5-2013. Al-Chibani, nhà báo Iraq, bị bắt cóc ở al-Diwaniya, phía Nam Baghdad. Al-Dlimi bị bắt ở Tikrit, thành trì của người Sunni ở Iraq. Ngoài ra, ở Samarra, phía Bắc Baghdad, IS đã bắt cóc phóng viên ảnh al-Azaoui cùng với khoảng 20 công dân Iraq. IS tuyên bố sẽ chặt đầu al-Azaoui vì từ chối làm việc cho tổ chức này nhưng hiện chưa biết IS đã thực hiện lời hăm dọa đó hay chưa. Các con tin khác có lẽ cũng đang bị cầm giữ với lời đe dọa tương tự.

Theo tạp chí Newsweek, những trường hợp trên chỉ là số ít minh họa về những sinh mạng con tin bị bỏ quên. Có thể có hàng ngàn con tin giống như họ đang bị giam cầm trong điều kiện kinh khủng của IS và các tổ chức nổi dậy khác. Nạn nhân là thành viên các cộng đồng sắc tộc và tôn giáo… Họ bao gồm cảnh sát địa phương, nhà báo, trẻ em, binh sĩ chính phủ Syria và dân làng. “Một số người trong số họ tự nhiên biến mất. Một số bị bắt đòi tiền chuộc, một số bị bắt vì có hành động bị cấm đoán và một số là đối tượng bị các tổ chức cực đoan nhắm đến” - ông Neil Sammonds - nhà nghiên cứu thuộc Tổ chức Ân xá quốc tế chuyên tập trung vào Lebanon, Syria và Iraq - nhận định. Ông đề cập trường hợp 186 đứa trẻ người Kurd ở Kobani, Bắc Iraq, bị IS bắt hồi tháng 5 năm nay không được báo chí phương Tây nhắc đến vì vụ việc xảy ra cùng thời gian tổ chức khủng bố Boko Haram bắt cóc hơn 200 nữ sinh ở Nigeria. Ngoài một số chạy thoát, số phận những đứa trẻ đang nằm trong tay IS chẳng ai hay biết hiện giờ ra sao. Ngoài ra, còn có những công nhân nhập cư, một số gia đình bình thường bị bắt có lẽ để trao đổi tù nhân hoặc vì mục đích chính trị nào đó.

Các chính phủ muốn giữ kín

“Có rất nhiều vụ bắt cóc chẳng một ai nói đến” - Donatella Rovera - cố vấn cao cấp về phản ứng khủng hoảng ở Bắc Iraq của Tổ chức Ân xá quốc tế, chuyên gia điều tra các tội ác của IS - thừa nhận. Ngoài ra, một cố vấn an ninh phương Tây từng tham gia thương lượng vụ nhà báo Mỹ Sotloff quả quyết không thể biết con số chính xác những người bị IS bắt làm con tin. Ông nhấn mạnh: “Không có số lượng chính xác tổng cộng bao nhiêu con tin. Cũng không có dữ liệu, tài liệu nào được lưu giữ bởi tình hình thay đổi hằng giờ”.

Một phụ nữ Syria bị IS bắt và cầm tù kể lại rằng bà gặp hàng chục người khác bị bắt làm con tin. Trong số các con tin này có 39 công nhân dọn dẹp nhà cửa người Ấn Độ - đã bị bắt cóc trong lúc chạy trốn sự càn quét của IS vào mùa hè 2013. Ông Peter Bouckaert, Giám đốc các tình huống khẩn cấp của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, cho biết thêm: “Có cả những nhà báo Iraq, Syria và các nhà hoạt động xã hội cũng đang bị bắt giữ làm con tin nhưng rất khó để biết liệu họ còn sống hay không. Trước đây, các con tin nước ngoài thường bị giam giữ cùng nhau nhưng từ khi người Iraq và Syria được tách ra, khó mà biết được số phận của họ”.

Ông Robert Mahoney, Ủy ban Bảo vệ Nhà báo, cho rằng ước tính có 20 phóng viên bị cầm giữ bên trong lãnh thổ Syria, chủ yếu là trong tay IS, đại đa số là người Syria. Theo ông, dường như IS âm mưu ngăn chặn việc đưa tin độc lập ở các khu vực nằm dưới quyền kiểm soát của chúng. Danh sách con tin còn có các nhân viên cứu trợ phương Tây nhưng hầu hết các tổ chức phi chính phủ từ chối cung cấp thông tin có bao nhiêu nhân viên của họ đang làm việc trong khu vực và ai bị mất tích. ACTED, tổ chức từ thiện của Pháp nơi David Haines (người đã bị chặt đầu) làm việc, không cho biết liệu có nhân viên nào khác bị bắt làm con tin cùng với ông ta hay không. Hơn nữa, đôi khi các chính phủ muốn cánh báo chí giữ im lặng. Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã ban hành lệnh cấm tất cả thông tin về các nhà ngoại giao nước này bị bắt cóc với lập luận việc đưa tin có thể gây nguy hiểm cho tính mạng của họ.

Bà Lama Fakih, nhà nghiên cứu của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền ở Syria và Lebanon, cho biết đã có những vụ bắt cóc thường dân không được báo chí đưa tin và gia đình phải tự lo liệu cho số phận của họ. Đôi khi những kẻ bắt cóc không đưa ra yêu cầu nào nên chẳng ai biết chuyện gì đã xảy ra. Trong trường hợp họ bị giết chết, thi thể của họ thường không được trả lại.

 

Không có hy vọng

Những con tin bị bỏ quên này có hy vọng gì không? Câu trả lời là “không”. Tổ chức Ân xá quốc tế và nhiều tổ chức khác đang kêu gọi các nhà nước có ảnh hưởng trong khu vực, đặc biệt là Thổ Nhĩ Kỳ và Qatar, phải bảo đảm cứu thoát được những người bị bắt cóc và đưa bọn bắt cóc ra trước công lý. Thế nhưng, điều đó không dễ đáp ứng.

Một chuyên gia nhận định bắt cóc là cách kiếm tiền của IS cũng như các tổ chức nổi dậy khác. Các phần tử nổi dậy không thể gọi điện thoại cho ngân hàng và nhận tiền chuyển qua mạng nên bắt cóc là một nguồn cung cấp tiền trực tiếp cho chúng.

 

 Kỳ tới: Tuyệt vọng trong tay cướp biển

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo