Các cuộc tấn công có thể được thực hiện ở những khu vực mà tàu Nga di chuyển gần bờ và vũ khí được sử dụng là súng nòng dài hoặc tên lửa vác vai.
Về mối đe dọa tiềm ẩn này, cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ đã xác định được 146 "điểm nóng" và đang tăng cường an ninh tại những vị trí đó. Ngoài ra, để đảm bảo an toàn, mỗi tàu Nga đi qua eo biển Boshperous được hộ tống bởi 1 trực thăng cảnh sát và 2 tàu tuần tra Thổ Nhĩ Kỳ.
Các tàu hải quân Nga thường vượt qua eo biển ở Thổ Nhĩ Kỳ trên đường tới Địa Trung Hải và biển Đen để triển khai hoạt động quân sự ngoài khơi bờ biển Syria.
Tàu Đô đốc Grigorovich của Nga đi qua eo biển Bosphorus tới Địa Trung Hải ngày 4-11-2016. Ảnh: REUTERS
Cùng ngày 16-5, Reuters dẫn lời phát ngôn viên liên quân Mỹ tại Iraq cho hay IS bị bao vây tại thành trì Mosul và "đang trên bờ vực thất bại". Đây là thành trì cuối cùng của IS tại Iraq. Chuẩn tướng Yahya Rasool của quân đội Iraq nói trong một cuộc họp báo: "Lãnh thổ do IS kiểm soát ở Mosul đã giảm xuống còn hơn 330 km2".
Trước đó, đặc phái viên Mỹ Brett McGurk nói rằng cuộc chiến chống IS tại Iraq đang bước vào giai đoạn cuối. Baghdad hiện yêu cầu Washington viện trợ trong cuộc chiến chống IS chứ không cần vũ khí và công tác huấn luyện.
Thiếu tướng Muhammed al-Shimary thuộc Bộ Tư lệnh các hoạt động ở TP Nineveh đã cảm ơn Mỹ về sự hỗ trợ cần thiết của nước này. Kể từ khi nhậm chức vào ngày 20-1, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho phép Lầu Năm Góc đẩy mạnh hoạt động quân sự ở Trung Đông. Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson cũng nhấn mạnh vai trò hạn chế của Washington trong việc tái thiết Iraq và Syria sau khi tiêu diệt hoàn toàn các tổ chức Hồi giáo cực đoan.
"Mỹ sẽ trang bị cho những khu vực bị chiến tranh tàn phá nặng nề, giúp xây dựng và ổn định cuộc sống của người dân" – ông Tillerson cho biết.
Chiến dịch tái chiếm Mosul được liên quân Iraq phát động từ tháng 10 năm ngoái.
Bình luận (0)