"Điều khiến Mỹ lo sợ nhất là tổn thất về mặt con người…Chúng ta sẽ xem Mỹ sợ hãi như thế nào" – ông La tuyên bố hôm 20-12-2018. Nếu một tàu sân bay Mỹ bị đánh chìm, tính mạng của khoảng 5.000 quân nhân sẽ bị đe dọa, ông La khẳng định.
Mỹ thường xuyên tiến hành các chiến dịch tự do hàng hải trên biển Đông nhằm thách thức tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc. Làm suy giảm hoặc ngăn chặn khả năng hoạt động của Mỹ trong vùng biển tranh chấp này là một nỗ lực của Trung Quốc nhằm gia tăng ảnh hưởng trong khu vực.
Bắc Kinh đã phát triển nhiều tên lửa đạn đạo, bao gồm tên lửa tầm xa DF-26 có khả năng tấn công hầu hết căn cứ quân sự Mỹ ở Thái Bình Dương, bên cạnh các hệ thống phòng không mới trong khi Hải quân của họ cũng đã hoạt động mạnh mẽ hơn.
Điều này buộc Hải quân Mỹ phải thay đổi chiến lược để có thể hoạt động trong vùng tranh chấp – nơi mà ngay cả những tàu sân bay uy lực của họ cũng có thể bị tấn công.
Tàu khu trục Cáp Nhĩ Tân của Trung Quốc trong một cuộc tập trận bắn đạn thật. Ảnh: AP
Theo ông Bryan Clark, từ Trung tâm Đánh giá Ngân sách và Chiến lược (CSBA), Hải quân Mỹ có thể cải thiện đáng kể khả năng phòng thủ của tàu sân bay nếu họ theo đuổi các dự án cải thiện khả năng phòng thủ mà họ đang bàn bạc.
Hiện tại, theo ông Clark, với các khí tài như tên lửa đánh chặn, thiết bị gây nhiễu điện từ, vũ khí năng lượng trực tiếp và máy bay tuần tra, các nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ hoạt động cách bờ biển Trung Quốc khoảng 1.000 hải lý có thể đánh chặn được khoảng 450 vũ khí trong 1 đợt tấn công – ít hơn con số 600 mà CSBA ước tính Trung Quốc có thể bắn ở khoảng cách này.
Tuy nhiên, theo ông Clark, nếu hải quân Mỹ chuyển sang sử dụng các vũ khí đánh chặn tầm thấp hơn, chẳng hạn như tên lửa Evolved Sea Sparrow, đạn siêu tốc…họ có thể nâng cao khả năng phòng không cho tàu sân bay và đánh chặn được tới 800 vũ khí trong 1 đợt tấn công.
Tàu đổ bộ Mỹ bắn tên lửa đánh chặn tầm thấp Evolved Sea Sparrow trong một cuộc tập trận ở Thái Bình Dương hồi 2013. Ảnh: Hải quân Mỹ
Bên cạnh đó, Hải quân Mỹ có thể sử dụng vũ khí điện từ để làm giảm độ chính xác của vũ khí địch hoặc thậm chí là họ có thể tấn công máy bay ném bom và bệ phóng tên lửa của địch trước khi chúng kịp nã đạn, theo CSBA.
Ông Clark khẳng định hướng tiếp cận này có thể giúp Hải quân Mỹ hoạt động được trong một khu vực "có thể phòng vệ được" – nơi họ phải đối đầu với một quốc gia như Trung Quốc.
Tàu USS Ronald Reagan trong một cuộc tập trận bắn đạn thật trên biển Philippines hồi 2016. Ảnh: Hải quân Mỹ
Bình luận (0)