xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bít lối "thiên đường thuế"

XUÂN MAI

Thỏa thuận về thuế tối thiểu toàn cầu buộc các tập đoàn đa quốc gia như Apple, Google, Amazon và Microsoft phải nộp thuế nhiều hơn bất kể hoạt động ở đâu

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) hôm 8-10 đã công bố thỏa thuận mang tính bước ngoặt về thuế doanh nghiệp sau nhiều năm bất đồng - thống nhất mức tối thiểu toàn cầu là 15%.

Theo tuyên bố của OECD, với sự tham gia của 136 quốc gia (bao gồm Việt Nam) và khu vực pháp lý chiếm hơn 90% GDP toàn cầu, thỏa thuận sẽ phân bổ lại hơn 125 tỉ USD lợi nhuận từ khoảng 100 công ty đa quốc gia lớn nhất và có lợi nhuận cao nhất - tức những doanh nghiệp có doanh thu toàn cầu từ 750 triệu euro (tương đương 868 triệu USD) trở lên - cho các nước trên toàn cầu.

Thỏa thuận cũng sẽ yêu cầu các doanh nghiệp này nộp thuế công bằng dù họ hoạt động và thu lợi nhuận ở bất kỳ đâu.

Thỏa thuận gồm một số thay đổi so với đề xuất ban đầu, đáng chú ý là mức thuế 15% sẽ không tăng trong tương lai và các doanh nghiệp nhỏ sẽ không bị áp mức thuế này.

Chính vì vậy, từ chỗ phản đối, một số nước như Ireland, Hungary… đã tham gia thỏa thuận. Liên minh châu Âu (EU) từng cáo buộc Apple không nộp thuế công bằng khi chuyển một phần hoạt động sang Ireland. Trong khi đó, đài CNBC đưa tin 4 quốc gia Kenya, Nigeria, Pakistan và Sri Lanka vẫn đứng ngoài cuộc.

Bít lối thiên đường thuế - Ảnh 1.

Công ty con của Tập đoàn Apple đặt tại TP Cork-Ireland Ảnh: REUTERS

Theo hãng tin Reuters, với ngân sách hạn hẹp sau đại dịch Covid-19, nhiều quốc gia muốn ngăn các công ty đa quốc gia chuyển lợi nhuận sang các nước đánh thuế thấp.

Ngày càng nhiều công ty chuyển lợi nhuận từ các nguồn tài sản vô hình như bằng sáng chế thuốc, phần mềm và quyền sở hữu trí tuệ đến các "thiên đường thuế" để tránh phải trả thuế cao ở trụ sở quê nhà.

Việc áp mức thuế tối thiểu 15% cùng các điều khoản khác được kỳ vọng sẽ chấm dứt cuộc cạnh tranh về thuế trong hàng chục năm qua giữa các nước để thu hút đầu tư nước ngoài.

Các chính phủ vẫn có thể đưa ra bất kỳ mức thuế nào họ muốn nhưng nếu doanh nghiệp nộp thuế thấp hơn 15% ở một quốc gia nào đó thì chính phủ quê nhà có thể đánh thuế thêm để bảo đảm tổng số thuế phải nộp là 15%.

Thỏa thuận cũng đề ra kế hoạch cho phép các quốc gia nơi phát sinh doanh thu được đánh thuế 25% phần lợi nhuận vượt mức của doanh nghiệp (là phần lợi nhuận lớn hơn 10% doanh thu).

Tuy nhiên, công thức chính xác để xác định số thuế phải nộp tại các khu vực pháp lý khác nhau là nội dung cần được hoàn thiện. Sau tuyên bố hôm 8-10, các bộ trưởng tài chính thuộc G20 (nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới) sẽ chính thức mở đường thông qua thỏa thuận trên trong cuộc họp thượng đỉnh vào cuối tháng 10.

Thỏa thuận kêu gọi các nước đưa nội dung thỏa thuận vào luật trong năm 2022 để bắt đầu có hiệu lực từ năm 2023. OECD, tổ chức đã dẫn dắt đàm phán, ước tính nếu áp dụng mức thuế tối thiểu 15%, doanh thu thuế trên toàn cầu sẽ tăng thêm 150 tỉ USD mỗi năm. Các nhà kinh tế kỳ vọng thỏa thuận mới sẽ khuyến khích các tập đoàn chuyển lợi nhuận về quốc gia quê nhà, giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Bình luận về thỏa thuận đột phá này, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen nhấn mạnh đây là một thành tựu quan trọng về ngoại giao kinh tế của cả một thế hệ. Bà Yellen hoan nghênh các quốc gia chấm dứt "cuộc đua xuống đáy" về thuế doanh nghiệp và bày tỏ hy vọng quốc hội Mỹ sẽ nhanh chóng thông qua để thỏa thuận được thực thi tại Mỹ.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo