xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bọ cạp xâm chiếm đô thị Brazil, chuột tấn công Hồng Kông

Xuân Mai (Theo Guardian, SCMP)

(NLĐO) - Một bé gái 4 tuổi tử vong hồi tuần trước ở bang Sao Paulo là nạn nhân mới nhất của bọ cạp ở Brazil, nơi ghi nhận 184 người chết vì loài này hồi năm ngoái.

Các chuyên gia cảnh báo về mối nguy hiểm ngày càng tăng của bọ cạp trong bối cảnh số người chết và số ca bị bò cạp cắn đang tăng khi chúng không ngừng sinh sôi ở các trung tâm đô thị Brazil.

Số người thiệt mạng vì bị bọ cạp cắn ở Brazil tăng gấp đôi trong 4 năm qua, từ 70 ca vào năm 2013 lên 184 trường hợp trong năm 2017. Trong khi đó, nếu tính số trường hợp bị cắn thì con số này tăng từ 37.000 vụ trong năm 2007 lên 126.000 ca hồi năm ngoái.

Bọ cạp xâm chiếm đô thị Brazil, chuột tấn công Hồng Kông - Ảnh 1.

Loài bọ cạp vàng (tên khoa học là Tityus serrulatus) đặc biệt nguy hiểm chết người. Ảnh: Guardian

Cái chết của bé gái 4 tuổi ở bang Sao Paulo tuần trước đã làm tăng thêm nỗi lo ngại nhiều thị trấn nhỏ không có đủ chất kháng nọc độc để điều trị các trường hợp bị bọ cạp cắn.

Nạn phá rừng và sự gia tăng các trung tâm đô thị khiến bọ cạp sinh sôi nảy nở. Có 4 loài bọ cạp nguy hiểm ở Brazil nhưng bọ cạp vàng (tên khoa học là Tityus serrulatus) đặc biệt nguy hiểm và gây chết người nhiều nhất do chúng dễ dàng thích nghi trong các môi trường khác nhau, từ môi trường hoang dã truyền thống đến cống rãnh, bãi rác ở đô thị.

Ông Rogerio Bertani, chuyên gia về bọ cạp tại Viện Butantan ở Sao Paulo, nhận định: "Nguy cơ bọ cạp tiếp xúc với con người là rất lớn. Tôi cho rằng tình hình sẽ ngày càng tồi tệ hơn".

Bọ cạp xâm chiếm đô thị Brazil, chuột tấn công Hồng Kông - Ảnh 2.

Đợt nắng nóng kéo dài khiến chuột sinh sản và di chuyển lên mặt đất. Ảnh: Facebook

Trong khi đó, tại Hồng Kông, các chuyên gia cảnh báo tình trạng gia tăng chuột ở đặc khu hành chính này vào mùa hè này sau khi đợt nắng nóng kéo dài thúc đẩy loài gặm nhấm sinh sản và khiến chúng di chuyển lên mặt đất.

Các nhân viên diệt côn trùng gây hại cho biết ngày càng nhiều chuột bị bắt vào ban ngày trên các tầng cao của những tòa nhà. Trong khi đó, loài gặm nhấm này thường chỉ hoạt động vào ban đêm.

Ông Henry Cheng Kwok-hang, một chuyên gia xử lý động vật gây hại, cho biết thậm chí có một số con chuột xuất hiện ở tầng 6 của tòa nhà, so với tầng 2 và 3 trước đây.

Bọ cạp xâm chiếm đô thị Brazil, chuột tấn công Hồng Kông - Ảnh 3.

Dịch vụ xử lý chuột tại Hồng Kông gia tăng trong thời gian qua. Ảnh: SCMP

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo