Báo cáo của Ủy ban Đánh giá An ninh và Kinh tế Mỹ-Trung được công bố hôm 1-6 cho biết Bộ Thương mại đã chậm trễ trong việc tạo ra một danh sách các công nghệ nhạy cảm cần được xem xét kỹ lưỡng trước khi xuất khẩu sang Trung Quốc.
Báo cáo cho rằng sự chậm trễ trong việc phát triển danh sách các công nghệ nền tảng và mới nổi, theo yêu cầu của luật năm 2018, có thể làm tăng rủi ro đối với an ninh quốc gia.
Quốc hội đã thông qua đạo luật năm 2018 nhằm khiến việc xuất khẩu các công nghệ quan trọng sang Trung Quốc khó khăn hơn. Ảnh: Reuter
Báo cáo có tiêu đề "Công việc chưa hoàn thành: Kiểm soát xuất khẩu và cải tổ đầu tư nước ngoài" cho thấy Bộ Thương mại, được ủy thác tăng cường luật kiểm soát xuất khẩu của Mỹ, cho đến nay đã không thực hiện được trách nhiệm của mình.
Trong một tuyên bố, Bộ Thương mại từ chối trả lời trực tiếp về việc chưa đưa ra danh sách nói trên nhưng lưu ý rằng họ đã công bố 4 quy định về kiểm soát đối với các công nghệ mới nổi và nhiều đề xuất khác đang chờ xem xét.
Theo hãng tin Reuters, cơ quan này cũng cho biết họ đã mở rộng quy tắc người dùng cuối cùng trong lĩnh vực quân sự và bổ sung một số công ty vào danh sách thực thể của mình, điều này hạn chế các nhà cung cấp của Mỹ bán hàng cho các công ty như tập đoàn Huawei Technologies và Hangzhou Hikvision.
Hồi năm 2018, Quốc hội Mỹ đã thắt chặt các chính sách xuất khẩu của Mỹ và quy trình sàng lọc đầu tư nước ngoài nhằm phản ứng trước nỗ lực của các thực thể Trung Quốc muốn có được công nghệ nhạy cảm của Mỹ và sử dụng công nghệ đổi mới dân sự trong lĩnh vực quân đội.
Báo cáo cũng đặt câu hỏi liệu có nên điều tra việc chậm trễ hơn hai năm trong việc đề ra danh sách nói trên hay không đồng thời đề xuất quyền ban hành chính sách xuất khẩu được chuyển sang cho cơ quan khác.
Quốc hội đã thông qua Đạo luật cải cách kiểm soát xuất khẩu năm 2018 nhằm khiến việc xuất khẩu các công nghệ quan trọng sang các đối thủ như Trung Quốc trở nên khó khăn hơn.
Vào tháng 11-2018, Bộ Thương mại đã công bố 45 ví dụ về các công nghệ mới nổi, bao gồm nhận dạng khuôn mặt và giọng nói nhưng đến nay vẫn chưa có danh sách nào được hoàn thiện.
Ủy ban Đánh giá An ninh và Kinh tế Mỹ-Trung được Quốc hội Mỹ thành lập cách đây hai thập kỷ để báo cáo về những vấn đề an ninh cần khắc phục trong thương mại với Trung Quốc
Mỹ kêu gọi Campuchia duy trì chính sách đối ngoại độc lập, cân bằng
Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ bày tỏ quan ngại về sự hiện diện quân sự của Trung Quốc tại căn cứ Ream, đồng thời yêu cầu chính quyền Phnom Penh làm rõ việc phá dỡ tòa nhà Mỹ tài trợ tại đây. Trong cuộc hội đàm hôm 1-6 với Thủ tướng Hun Sen, Thứ trưởng Ngoại giao Wendy Sherman kêu gọi nhà lãnh đạo Campuchia duy trì chính sách đối ngoại độc lập và cân bằng vì lợi ích tốt nhất của người dân Campuchia.
Bà Sherman cũng cho rằng việc để Trung Quốc sở hữu một căn cứ quân sự tại Campuchia "sẽ làm suy yếu chủ quyền, đe dọa an ninh khu vực và tác động tiêu cực đến quan hệ Mỹ - Campuchia". Trước đó, trong báo cáo công bố hôm 21-5, tổ chức Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á (AMTI) thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) phát hiện trên ảnh vệ tinh hai tòa nhà được xây dựng cấp tốc tại căn cứ hải quân Ream của Campuchia. Hai tòa nhà này nằm ngay phía Bắc khu vực có các cơ sở do Mỹ tài trợ và bị chính phủ Campuchia phá bỏ năm 2020.
Theo AMTI, các tòa nhà mới dường như được hoàn thành chỉ vài ngày trước chuyến thăm Phnom Penh của Thứ trưởng Ngoại giao Wendy Sherman.
Bình luận (0)