Ông Arvind Subramanian, chuyên gia cao cấp tại Viện Kinh tế quốc tế Peterson (Mỹ), nhận định ngân hàng và quỹ dự trữ của BRICS ra đời xuất phát từ nỗi thất vọng đối với sự đóng góp khiêm tốn trong hoạt động quản trị toàn cầu của Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF).
Theo các chuyên gia của Viện Nghiên cứu Phát triển ở Sussex (Anh), WB và IMF cho vay tiền luôn kèm theo các điều kiện ràng buộc phản ánh giá trị và lợi ích của Mỹ cùng các đồng minh. BRICS đang nỗ lực thoát khỏi sự ảnh hưởng khó chịu đó, thành lập quỹ dự trữ và ngân hàng riêng .
Các nhà lãnh đạo BRICS tại Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ 5 năm 2013 ở TP Durban - Nam Phi.
Ảnh: AP
Tuy nhiên, một số nhà phân tích cho rằng bước đi này chưa đủ để khôi phục sức mạnh của nhóm. “Biện pháp này chưa đủ lớn để thúc đẩy sự phát triển hay gắn kết trong nhóm khi các nhà đầu tư chưa tích cực và các thành viên trong nhóm đang phải tập trung giải quyết những vấn đề thiết thân như Brazil với các cuộc bầu cử sắp tới, Nga với cuộc khủng hoảng Ukraine và Ấn Độ với chính sách kinh tế mới” - ông Subramanian nhấn mạnh.
Theo ước tính của Bloomberg, tăng trưởng kinh tế trung bình của 5 quốc gia thành viên nhóm BRICS dự báo đạt khoảng 5,37% trong năm nay, bằng một nửa tốc độ tăng trưởng của 7 năm trước đó.
Bình luận (0)