Ông chủ Nhà Trắng khẳng định dỡ bỏ lệnh trừng phạt áp đặt lâu nay cho Myanmar là điều đúng đắn cần làm để đảm bảo rằng người dân nước này được hưởng một đường lối kinh tế mới và chính phủ mới.
Tổng thống Mỹ Barack Obama (phải) hội đàm cùng Cố vấn Nhà nước Myanmar Aung San Suu Kyi tại Nhà Trắng hôm 14-9. Ảnh: Reuters
Tuy nhiên, ông Tổng thống Obama không cho biết cụ thể lệnh trừng phạt này sẽ được dỡ bỏ trong khi khẳng định rằng việc dỡ bỏ sẽ sớm được tiến hành. Ngoài ra, Tổng thống Mỹ còn thông báo Washington sẽ đưa Myanmar trở lại danh sách các quốc gia đang phát triển được hưởng Hệ thống Ưu đãi Phổ quát (GSP), vốn cho phép miễn thuế nhập khẩu với khoảng 5.000 hàng hóa.
Theo tiết lộ từ một quan chức cấp cao của chính quyền Obama, một số lệnh trừng phạt vẫn sẽ được duy trì đối với Myanmar, trong đó có lệnh cấm bán vũ khí nhằm “đảm bảo quân đội nước này giữ vị thế đối tác trong quá trình chuyển đổi dân chủ”.
Tuy nhiên, Nhà Trắng cho hay Washington sẽ dỡ bỏ tình trạng “khẩn cấp quốc gia” vốn thiết kế đối với Myanmar áp dụng trong 2 thập kỉ qua, từ đó cho phép dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đã ngăn cản đầu tư kinh tế nước ngoài ở quốc gia Đông Nam Á này.
Trong cuộc họp với bà Suu Kyi, Tổng thống Obama cũng bày tỏ kỳ vọng vào sự xây dựng qua hệ hữu nghị đã thiết lập giữa hai bên.
Tuy vậy, chuyến thăm đầu tiên của nữ lãnh đạo Myanmar tới Mỹ trên cương Cố vấn Nhà nước Myanmar cũng không hoàn toàn suôn sẻ. Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ, Thượng nghị sỹ Bob Corker hôm 14-9 lên tiếng chỉ trích cách phản ứng mà ông gọi là “khinh thường” của bà Suu Kyi đối đối với vấn đề buôn người ở quốc gia Đông Nam Á này.
Trong một tuyên bố đưa ra sau khi gặp bà Suu Kyi và Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden sáng cùng ngày, ông Corker nhấn mạnh: “Sau khi chứng kiện việc bà Suu Kyi thiếu quan tâm tới tình trạng buôn người tồi tệ tại Myanmar, tôi dự kiến sẽ theo dõi sát sao các nỗ lực của Chính phủ Myanmar nhằm ngăn chặn những người vô tội bị bán làm lao động khổ sai và nô lệ tình dục”.
Bình luận (0)